Ngư dân khổ sở canh con nước khi luồng lạch bồi lấp

19/07/2025 - 16:06

PNO - Do bị bồi lấp nghiêm trọng, ngư dân ra vào cảng cá Lạch Vạn (tỉnh Nghệ An) buộc phải “canh con nước” hoặc neo đậu thuyền cá cách cảng cá 3km rồi thuê thuyền nhỏ vận chuyển hải sản về cảng để tránh bị mắc cạn.

Cảng cá Lạch Vạn (xã Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) là một trong những cảng cá lớn ở tỉnh Nghệ An, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, tiêu thụ hải sản cũng như neo đậu cho hàng trằm thuyền đánh cá trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, luồng lạch vào cảng cá này bị bồi lấp ngày một nghiêm trọng khiến việc ra vào cảng của ngư dân gặp rất nhiều khó khăn.
Là một trong những cảng cá lớn ở tỉnh Nghệ An, cảng cá Lạch Vạn (xã Diễn Châu) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, tiêu thụ hải sản cũng như neo đậu cho hàng trăm thuyền đánh cá trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, luồng lạch vào cảng cá bị bồi lấp ngày một nghiêm trọng khiến việc ra vào cảng của ngư dân gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 2019, tỉnh Nghệ An từng phê duyệt dự án nạo vét cửa Lạch Vạn với tổng kinh phí khoảng 20 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng bồi lắng tiếp tục tái diễn do ảnh hưởng của thủy triều, biến đổi dòng chảy và tác động từ tự nhiên. Theo đánh giá, cửa Lạch Vạn thường xuyên bị bồi lắng là do lượng phù sa theo chiều gió của gió mùa Đông Bắc thổi vào. Bởi vậy nếu không có giải pháp ngăn phù sa thì dù có nạo vét vẫn không hiệu quả.
Năm 2019, tỉnh Nghệ An phê duyệt dự án nạo vét cửa Lạch Vạn với tổng kinh phí khoảng 20 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo thời gian, tình trạng bồi lắng tiếp tục tái diễn do ảnh hưởng của thủy triều, biến đổi dòng chảy và tác động từ tự nhiên. Theo đánh giá, cửa Lạch Vạn thường xuyên bị bồi lắng là do lượng phù sa theo chiều gió của gió mùa Đông Bắc thổi vào. Do đó, nếu không có giải pháp ngăn phù sa thì dù có nạo vét vẫn không hiệu quả.
Những bãi cát kéo dài, rộng ở hai bên cửa lạch cứ lấn dần, khiến cửa biển ngày càng bó hẹp lại gây khó khăn cho các phương tiện tàu thuyền ra vào. Khi thủy triều lên đỉnh điểm, cửa biển Lạch Vạn rộng mênh mông. Tuy nhiên, khi thủy triều xuống thấp, cửa lạch chẳng khác gì một nhánh sông chạy giữa 2 triền cát, mực nước rất nông.
Những bãi cát kéo dài, rộng ở hai bên cửa lạch cứ lấn dần, khiến cửa biển ngày càng bó hẹp lại gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào. Khi thủy triều lên đỉnh điểm, cửa biển Lạch Vạn rộng mênh mông. Tuy nhiên, khi thủy triều xuống thấp, nó chẳng khác gì một nhánh sông chạy giữa 2 triền cát, mực nước rất nông.
Để ra vào cảng tiếp nhiên liệu, bán hải sản đánh bắt được… ngư dân phải “canh con nước”, nắm rõ lịch thủy triều để điều khiển phương tiện ra vào an toàn. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp tàu cá bị mắc cạn, không chỉ làm hư hỏng tàu thuyền, tài sản mà ngư dân còn phải bỏ thêm chi phí thuê người, máy móc về giải cứu - Ảnh: An Min
Để ra vào cảng tiếp nhiên liệu, bán hải sản đánh bắt được… ngư dân phải “canh con nước”, nắm rõ lịch thủy triều để điều khiển phương tiện ra vào an toàn. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp tàu cá bị mắc cạn, không chỉ làm hư hỏng tàu thuyền, tài sản mà phải thuê người, máy móc về giải cứu - Ảnh: An Min
Anh Nguyễn Văn Thịnh (37 tuổi, trú xã Diễn Châu) cho biết, trước đây các tàu cá có thể cập bến dễ dàng, nhưng vài năm gần đây họ gặp rất nhiều khó khăn do luồng lạch bị bồi lấp. Để ra vào luồng lạch hiện nay đòi hỏi người điều khiển tàu phải tập trung cao độ, chỉ cần một chút sơ suất là tàu có thể mắc cạn. “Nếu không cẩn thận, tàu mắc cạn thì thiệt hại rất lớn, coi như chuyến đi biển đó về không luôn” - anh Thịnh nói.
Anh Nguyễn Văn Thịnh (37 tuổi, trú xã Diễn Châu) cho biết, trước đây tàu cá có thể cập bến dễ dàng, nhưng vài năm gần đây, do luồng lạch bị bồi lấp, để ra vào, người điều khiển tàu phải tập trung cao độ, chỉ cần một chút sơ suất là tàu có thể mắc cạn. “Nếu không cẩn thận, tàu mắc cạn thì thiệt hại rất lớn, coi như chuyến đi biển đó về không luôn” - anh Thịnh nói.
Khi thủy triều rút, những chiếc thuyền đánh cá neo đậu ở cảng Lạch Vạn nằm chênh vênh trên bùn đất. Theo anh Thịnh, vào cảng đã khó, để ra khơi họ cũng phải canh chờ con nước.
Khi thủy triều rút, những chiếc thuyền đánh cá neo đậu ở cảng Lạch Vạn nằm chênh vênh trên bùn đất. Theo anh Thịnh, vào cảng đã khó, để ra khơi, ngư dân cũng phải canh chờ con nước.
Anh Đặng Thọ Quảng (64 tuổi, trú xã Diễn Châu) nói rằng, để vào cảng đã khó, nhiều thời điểm họ muốn vươn khơi càng khó hơn vì chưa đến lịch thủy triều lên. Trước thực trạng đó, nhiều nhiều tàu công suất lớn phải neo ngoài cửa biển - cách cảng khoảng 3km - rồi thuê thuyền nhỏ vận chuyển hải sản vào bờ.
Ông Đặng Thọ Quảng (64 tuổi, trú xã Diễn Châu) cho biết, vào cảng đã khó, nhiều thời điểm muốn vươn khơi càng khó hơn vì chưa đến lịch thủy triều lên. Trước thực trạng đó, nhiều tàu công suất lớn phải neo ngoài cửa biển cách cảng khoảng 3km rồi thuê thuyền nhỏ vận chuyển hải sản vào bờ.
“Tùy vào số lượng hải sản mình đánh bắt được, mỗi chuyến tôi mất thêm vài triệu đồng để thuê thuyền nhỏ vận chuyển hải sản vào cảng. Vất vả nhất là mùa mưa bão, biển động muốn vào nhưng cửa lạch bị cạn, không thể vào neo đậu tránh bão được” - anh Quảng nói.
“Tùy vào số lượng hải sản đánh bắt được, mỗi chuyến tôi mất thêm vài triệu đồng để thuê thuyền nhỏ vận chuyển hải sản vào cảng. Vất vả nhất là mùa mưa bão, biển động muốn vào nhưng cửa lạch bị cạn, không thể vào neo đậu tránh bão” - ông Quảng nói.
Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở một số cảng cá lớn tại Nghệ An hiện nay. Cảng cá Cửa Hội (phường Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) từng rất sầm uất, nhộn nhịp tàu cá vào bốc dỡ hàng hóa sau những chuyến vươn khơi. Tuy nhuên, vài năm gần đây cảng cá này chỉ còn là nơi “quá cảnh” của một số phương tiện vừa và nhỏ vào tiếp nhiên liệu do tình trạng bồi lấp luồng lạch ra vào cảng ngày một trầm trọng.
Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở một số cảng cá lớn tại Nghệ An hiện nay. Cảng cá Cửa Hội (phường Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) từng rất sầm uất, nhộn nhịp tàu cá vào bốc dỡ hàng hóa sau những chuyến vươn khơi giờ chỉ còn là nơi “quá cảnh” của một số phương tiện vừa và nhỏ vào tiếp nhiên liệu do tình trạng bồi lấp luồng lạch ra vào cảng ngày càng nghiêm trọng.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI