Mỹ dùng 'con bài' mới đấu lại Nga, Thổ ra sức ngăn chặn

28/10/2016 - 06:30

PNO - Động thái Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm quan hệ với Nga khi lệnh cấm vận của Mỹ và đồng minh đối với nước Nga vẫn còn xiết chặt, cho thấy bàn cờ chính trị tại Trung Đông đã ngoài tầm kiểm soát của Washington.

Thế cờ mới của Mỹ đấu lại Nga

Ngày 23/10, Bộ trưởng Carter đã có cuộc gặp với thủ lĩnh chính quyền tự trị người Kurd Massud Barzani.

Lực lượng người Kurd tại Iraq được xem là lực lượng quan trọng trong việc ngăn chặn đà tiến quân của các chiến binh Hồi giáo tiến về Bagdad hồi năm 2015 mà có thể khiến chính quyền Iraq thất thủ. Vì vậy, việc giải phóng Mosul lần này rất cần sự tiếp sức, hợp lực của lực lượng này và việc uý lạo tinh thần của ông Carter là rất quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên, vấn đề phối hợp giải phóng Mosul chỉ là một chi tiết nhỏ trong chiến lược của Washington đối với việc nâng vị thế cho người Kurd tại khu vực Trung Đông. Có thể thấy rằng, khi chuyển trục đối ngoại về Châu Á – Thái Bình Dương thì Washington cũng ngay lập tức nhận thấy sự hạ tầm của các đồng minh chiến lược tại vùng đất nóng Trung Đông với Mỹ.

My dung 'con bai' moi dau lai Nga, Tho ra suc ngan chan
Lực lượng người Kurd tấn công vào vị trí của IS tại thị trấn Naweran, gần Mosul. Ảnh: Reuters

Khi Arabia Saudi thành lập Liên minh quân sự Hồi giáo 34, đó là một trong những dấu hiệu cho thấy đồng minh chiến lược đang có xu thế rời khỏi vòng kiềm toả của Washington. Động thái Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm quan hệ với Nga khi lệnh cấm vận của Mỹ và đồng minh đối với nước Nga vẫn còn xiết chặt, cho thấy bàn cờ chính trị tại Trung Đông đã ngoài tầm kiểm soát của Washington.

Liên minh Nga – Trung đang gia tăng tầm ảnh hưởng tại Trung Đông khiến cho Washington ngày càng hỗng chân tại vùng đất nóng giàu tài nguyên này. Cùng với đó là tham vọng bá chủ Trung Đông của Thổ Nhĩ Kỳ, Arabia Saudi và Iran khiến cho sự hiện diện của Washington tại khu vực này ngày càng gặp nguy hiểm.

Có lẽ việc tàu khu trục Mỹ bị bắn liên tiếp ba lần chỉ trong một tuần ở ngoài khơi Yemen đã chứng tỏ Trung Đông không còn bình yên với Mỹ nữa. Tuy nhiên, đến giờ phút này thì những quân cờ chiến lược của Mỹ tại đây không dễ lệ thuộc Mỹ, còn đối thủ Iran cũng đang tìm cách kết nối với Bắc Kinh và Moscow để tìm lá chắn cho mình.

Rõ ràng, việc hiệu chỉnh bàn cờ chính trị tại Trung Đông đã trở nên quá nan giải với Washington lúc này, mà nguy hại nhất là Mỹ không có quân cờ chiến lược.

Tổng thống Barak Obama, Washington đã liên tục nâng tầm cho người Kurd tại bàn cờ chính trị Trung Đông, sau khi đã đảm bảo địa vị chính trị cho người Kurd trong đời sống chính trị tại Iraq.

Vấn đề còn lại là tạo vị thế chính trị cho người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran. Tiến trình “thanh tẩy” cho PKK phụ thuộc quan trọng vào việc lực lượng người Kurd tham gia vào cuộc chiến tại Syria. Việc xoá tên PKK khỏi danh sách các tổ chức khủng bố sẽ tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận với Liên minh Dân chủ (PYD), liên kết của PKK ở Syria. Như vậy là các bước đi để xác định địa vị chính trị cho người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã được Washington vạch ra chi tiết.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi gần đây Washington luôn đề cao vai trò của người Kurd trong các cuộc tấn công khủng bố IS tại Syria, bởi điều đó là cơ sở tạo ra địa vị cao hơn cho người Kurd và là công cụ khống chế Ankara.

Đương nhiên, 'con bài' này bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối kịch liệt. Ngày 27/10, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik cho biết nước này đã yêu cầu Mỹ không để lực lượng dân quân Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) vào thành trì Raqqa ở Syria của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

My dung 'con bai' moi dau lai Nga, Tho ra suc ngan chan
Mỹ dùng 'con bài' mới đấu lại Nga, Thổ ra sức ngăn chặn

Ngày 26/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định chiến dịch quân sự của nước này ở miền Bắc Syria sẽ nhằm vào thị trấn Manbij, mới được các lực lượng do người Kurd đứng đầu giải phóng khỏi IS, và Raqqa sau thị trấn al-Bab.

Ông Erdogan nói rằng ông đã thông báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama về kế hoạch này qua cuộc điện đàm hôm 25/10.

Trong khi đó, một tư lệnh quân đội hàng đầu của Mỹ khẳng định, các chiến binh YPG sẽ là một phần trong lực lượng cô lập thành phố Raqqa hiện do IS kiểm soát. Trong khi Ankara phản đối lực lượng người Kurd ở khu vực này.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố nước này sẽ có biện pháp riêng chống lại YPG ở miền Bắc Syria, nếu các chiến binh YPG không rút khỏi thị trấn Manbij tới khu vực phía Đông của sông Euphrates.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI