Kinh tế thế dần… văn hóa

07/10/2013 - 12:22

PNO - PN - Có lẽ không quá lời khi có ý kiến cho rằng, sau một thời gian hoạt động, lễ hội đua bò Bảy Núi-An Giang đã nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư về kinh tế nhưng chất văn hóa truyền thống lại dần đội nón ra đi…

edf40wrjww2tblPage:Content

Kinh te the dan… van hoa

Vòng chung kết cuộc đua năm nay rất đáng buồn vì thiếu hẳn sự quyết liệt. Đôi bò số đeo 16, tuy không có tốc độ cao nhưng vẫn đủng đỉnh bỏ đối thủ khá xa trên suốt đoạn đường đua dài 120m để lên ngôi vô địch. Nguyên nhân của chuyện đua mà thiếu… tốc độ này là do thiếu giống bò bản địa. PGS-TS Võ Văn Sơn, nguyên Phó trưởng Khoa Nông nghiệp - sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) khẳng định: “Đa phần bò Bảy Núi có sắc lông vàng, cơ bắp và sức rướn rất tốt, thậm chí vượt trội so với nhiều giống bò cao to khác trong nước và trên thế giới”.

TS Sơn chỉ ra, do tập quán hoạn (thiến) bò đực trước khi trưởng thành cộng với chương trình lai nhân tạo với giống bò cho nhiều thịt và đất chăn thả hẹp nên giống bò Bảy Núi đang hiếm dần. Nhiều người phải qua Campuchia để mua bò về đua. Điều này được chính bà Nguyễn Thị Kim Sang, chủ nhân đôi bò vô địch xác nhận. Thế nhưng, những con giống lai căng kia lại đóng vai chính trong hoạt động văn hóa này.

Một vị lãnh đạo Phòng Văn hóa - thông tin huyện Tịnh Biên, chia sẻ: “Trước đây, mỗi đôi bò phải tranh tài cao thấp sau bảy vòng chạy quanh sân đua, gồm sáu vòng hô (chạy chậm để biểu diễn kỹ thuật điều khiển bò) và một vòng thả (chạy với tốc độ cao nhất). Thế nhưng, đến khi đua bò được tổ chức thành lễ hội, thì chỉ còn hai vòng hô, một vòng thả. Từ năm 2011 đến nay, để phục vụ việc truyền hình trực tiếp, cuộc đua bị cắt xén xuống chỉ còn một vòng. Điều này không chỉ làm giảm tính hấp dẫn mà còn đánh mất tính truyền thống của loại hình giải trí trên trăm năm tuổi này”.

Kinh te the dan… van hoa

Việc bố trí các pa-nô quảng cáo thiếu hợp lý đã che chắn tầm nhìn của người dự khán

Kinh te the dan… van hoa

Do thiếu đầu tư nên sau khi bỏ tiền mua vé, các thượng đế phải tự chen chúc tự tìm, trong đó có cả chỗ nguy hiểm như thế này

Không chỉ có vậy, lễ hội đua bò truyền thống của đồng bào Khmer Bảy Núi còn từng bước mất dần bản sắc văn hóa xuất phát từ những chuyện đơn giản như: việc ban tổ chức gọi người điều khiển bò là “tài xế”, không ổn cả về tính thực tế lẫn ý nghĩa văn hóa đặc thù, nhưng nhiều người góp ý mãi không sửa.

Kinh te the dan… van hoa

Thật không quá khó để nhận ra chuyện lai căng, nhạt nhòa bản sắc văn hóa trong hoạt động đua bò Bảy Núi là kết quả tất yếu của cách làm “bóc ngắn cắn dài”. Để lôi kéo tài trợ, người ta sẵn sàng chấp nhận nhiều thứ, bất chấp việc gây tổn thương văn hóa truyền thống của chủ thể cuộc chơi. Điển hình là việc áp đặt “đồng phục hóa”, buộc người tham gia mặc đồng phục quảng cáo cho doanh nghiệp, bất chấp thứ trang phục đó rất xa lạ với văn hóa địa phương… Thậm chí, vì tiền, người ta đã đẩy nhiều người Khmer ra khỏi cuộc vui này bằng hình thức bán vé vào cổng. Tuy giá mỗi vé chỉ 15.000đ, nhưng đó là rào cản lớn đối với đại bộ phận người Khmer vốn còn nghèo khó nơi đây.

PGS-TS Phan Thị Yến Tuyết (ĐH Khoa học - xã hội nhân văn TP.HCM) trong lần về An Giang mới đây đã không kềm được bức xúc: “Từ một ngày hội mang sắc thái nông nghiệp, gắn liền với lễ hội Dolta truyền thống của đồng bào Khmer, chúng ta đã biến nó thành cuộc thi đấu mang tính chất một giải thể dục thể thao pha tạp... kinh doanh”.

Tùng Hương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI