IS đe thánh chiến khắp châu âu, EU lên cơn sốt nóng

27/03/2016 - 08:10

PNO - Mất đất ở Syria, IS đã quay sang tấn công, đe dọa tấn công toàn diện châu Âu. Điều này khiến cho EU vốn không yên ổn lại càng thêm rối bời.

Thua ở Syria, IS quay sang đe châu Âu

Trong thời gian gần đây, quân đội Syria vẫn liên tiếp giành chiến thắng trên chiến trường, tiêu diệt nhiều phiến quân và giành quyền kiểm soát nhiều khu căn cứ trọng điểm của Tổ chức Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng.

Ngày 23/3, lực lượng Không quân Syria (SAAF) đã tiến hành nhiều cuộc không kích trên địa bàn tỉnh Deir Ezzor, tấn công vào các mục tiêu IS trên cửa ngõ phía đông của thành phố thủ phủ tỉnh.

Các máy bay chiến đấu của quân đội nước này phá hủy hàng chục xe vận tải nhẹ và xe bọc thép của IS gần Bùng binh Chính trị (Dawar Al-Siyasiya) trong quân Al-Uthmaniyah.

IS de thanh chien khap chau au, EU len con sot nong
Quân đội Syria liên tiếp giành thắng lợi trên thực địa.

Cùng ngày, quân đội trung thành với Tổng thống Assad đã chiếm được những khu vực địa thế cao ở xung quanh Palmyra và đã sẵn sàng để phát động cuộc chiến quyết định nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố cổ lịch sử từ tay súng IS.

Trong khi đó, Tổ chức IS hôm qua 24/3 cũng đã tung một đoạn video mới trên mạng xã hội với nội dung kêu gọi tiến hành một cuộc thành chiến. Trong đoạn video, nhóm khủng bố IS nói rằng, Bỉ là một phần trong liên minh chống lại tổ chức này ở Trung Đông.

Ngoài ra, video cũng quay lại cảnh huấn luyện các phiến quân người Bỉ nghi ngờ có liên quan đến vụ khủng bố Paris hôm 13/11/2015, khiến 130 người thiệt mạng.

"Các máy bay trong đó có của Bỉ tiếp tục đánh bom người Hồi giáo ở Iraq và Syria cả ngày lẫn đêm. Tất cả người Hồi giáo am hiểu về lịch sử sẽ biết được rằng một cuộc thánh chiến chống lại những kẻ bội đạo là một phần của Nhà nước Hồi giáo”, IS đề cập trong đoạn video.

IS de thanh chien khap chau au, EU len con sot nong
Cảnh sát được tăng cường trên đường phố Brussels (Ảnh: AP)

Video kêu gọi thánh chiến của IS xuất hiện chỉ vài ngày sau vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào sân bay và ga tàu điện ngầm ở thủ đô Brussels của Bỉ, khiến hơn 30 người thiệt mạng và gần 300 người bị thương.

EU đang rối loạn

Trong một diễn biến xung quanh đến cuộc gặp Nga - Mỹ vốn luôn khiến Chính phủ Syria bất an, ngày 24/3, Tổng thống Putin đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang ở thăm Moscow.

Tuy nhiên, cuộc gặp giữa lãnh đạo 2 quốc gia mới chỉ xoay quanh những vấn đề chung chung mà chưa đi vào thảo luận đến vấn đề trọng tâm của cuộc đàm phán là Syria.

Tại cuộc gặp, Tổng thống Putin hoan nghênh chuyến thăm của ông Kerry và cho rằng các cuộc tiếp xúc giữa Nga và Mỹ mang lại cơ hội để giải quyết các vấn đề quan trọng.

IS de thanh chien khap chau au, EU len con sot nong
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: Reuters)

Nhà lãnh đạo Nga cho rằng Moscow và Washington đang tìm được những điểm tương đồng để thúc đẩy giải quyết các vấn đề song phương và quốc tế.

Về phía Mỹ, ông Kerry đánh giá sự hợp tác của Nga và Mỹ trong vấn đề Syria đã mang lại những kết quả nghiêm túc và cải thiện tình hình của người dân quốc gia Trung Đông này.

Trong thời gian Nga tiến hành tham chiến tại cuộc xung đột tại Syria đã là cơ hội lớn để Nga thể hiện sức mạnh. Hiệu quả, tài năng chiến đấu của quân đội Nga đã buộc Mỹ, NATO công nhận và dè chừng.

Tổng thống Vladimir Putin đã chứng minh rằng quân đội Nga ngày càng thiện chiến hơn, và ông có thể sử dụng lực lượng vũ trang của mình đạt được những mục đích địa chính trị của Nga.

Giờ đây, NATO đang vội vàng tổ chức các cuộc tập trận và đang xem xét điều động quân đội quy mô lớn tới vùng Baltic, Ba Lan và một số nơi ở Đông Âu khi những nước trong các khu vực trên lo rằng Nga có thể gây hấn với họ.

"Khi Nga tuyên bố tiến hành không kích tại Syria, nhiều chính trị gia Washington một mực khẳng định rằng Nga sẽ không thể tiếp tục hoạt động một cách liên tục", ông Mark Galeoti, chuyên gia về an ninh và quốc phòng Nga cho biết. "Chúng ta đã nhầm. Mặc dù vẫn còn những vấn đề nhỏ, nhưng cách làm của Nga luôn ưu tiên tính hiệu quả".

Có thể nói rằng, chiến dịch can thiệp quân sự đầu tiên của Nga sau nhiều năm cho thấy Moscow hoàn toàn có thể triển khai quân một lần nữa, và NATO đang lo lắng tìm cách đối phó.

Điều này cho thấy, EU đang thực sự rối loạn không chỉ bởi việc lo đối phó với khả năng thánh chiến của IS, khủng hoảng tị nạn nhập cư mà còn đang bối rối lo tìm cách đối phó với khả năng gây hấn của Nga.

Moscow đã ép Washington vào cuộc chơi chung, ràng buộc trong mối quan hệ về lợi ích chung khiến Mỹ phải im lặng trước vấn đề về sự ra đi ngay tức khắc của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ở đây đã không có bất kỳ sự hòa giải nào giữa các bên. Như vậy, chiến trường Syria sẽ rất khó có thể ngừng bắn để tiến tới hòa bình được.

Nam Nhân (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI