Hy Lạp từ chối cứu trợ, chấp nhận vỡ nợ

06/07/2015 - 06:46

PNO - PN - Với hầu hết các phiếu bầu được kiểm, kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp cho thấy người dân nước này đã dứt khoát từ chối các điều khoản của gói cứu trợ quốc tế và bước vào một tương lai bất định trong khu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hy Lap tu choi cuu tro, chap nhan vo no

Hy Lap tu choi cuu tro, chap nhan vo no

Hy Lap tu choi cuu tro, chap nhan vo no

Những người nói "Không" với điều kiện của gói cứu trợ quốc tế ăn mừng sau khi có kết quả bỏ phiếu - Ảnh: Reuters, BBC, Getty Images

Số liệu sơ bộ do Bộ Nội vụ Hy Lạp công bố cho thấy 61% cử tri bỏ phiếu "Không", trong khi đó chỉ có 39% người biểu quyết "Có".

Đảng Syriza cầm quyền tại Hy Lạp đã vận động người dân nước này bỏ phiếu “Không” khi nói rằng điều khoản các nước chủ nợ đề nghị là “nhục nhã”, trong khi các đối thủ chính trị cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến việc Hy Lạp bị đẩy ra khỏi khu vực Eurozone.

Phát biểu cuối ngày Chủ nhật, Thủ tướng Alexis Tsipras nói rằng người dân Hy Lạp đã bỏ phiếu cho một "châu Âu đoàn kết và dân chủ". "Từ ngày mai, Hy Lạp sẽ quay trở lại bàn đàm phán và ưu tiên chính của chúng tôi là khôi phục lại sự ổn định tài chính của đất nước”, Thủ tướng Tsipras phát biểu trên truyền hình quốc gia.

Trước kết quả trưng cầu dân ý tại Hy Lạp, một số quan chức châu Âu nói rằng việc bỏ phiếu “Không” được coi là sự “bác bỏ thẳng thừng” việc đàm phán với các chủ nợ. Jeroen Dijsselbloem, người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone, cho biết kết quả trưng cầu dân ý "rất đáng tiếc cho tương lai của Hy Lạp".

Phó Thủ tướng Đức (nước chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp), ông Sigmar Gabriel, cho biết cuộc đàm phán gia hạn nợ với Hy Lạp là "khó tưởng tượng". Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp nói với nhật báo Tagesspiegel rằng chính phủ của ông đã đưa đất nước rời khỏi con đường "bị bỏ rơi cay đắng và thất vọng".

Hy Lap tu choi cuu tro, chap nhan vo no

Các ngân hàng ở Hy Lạp đã cạn tiền - Ảnh: Reuters

Những người nói “Không” ăn mừng suốt đêm trên các đường phố Athens, nhưng niềm vui chiến thắng không kéo dài vì nhiều người dân nước này đang đau buồn sâu sắc trước những gì đã xảy ra, và chính phủ sẽ phải đoàn kết một đất nước bị chia rẽ. Hơn thế nữa, một thỏa thuận với Eurozone cũng cần phải giải quyết nhanh, vì các ngân hàng Hy Lạp sắp cạn tiền, cần được Ngân hàng trung ương châu Âu bơm thêm các quỹ khẩn cấp.

Số lượng cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu hôm Chủ Nhật dự báo vào khoảng 62%.

VIỆT HƯNG
(Theo AP, BBC)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI