PN - Nửa đêm, tôi bị đánh thức giấc bởi một hồi chuông điện thoại. Mắt nhắm mắt mở thì nghe bên kia tiếng em khóc như mưa bão: “Chị ơi, thằng con em đi hoang rồi chị ạ! Nếu nó không về em chết mất. Ai đời con cái gì mà mẹ mắng có mấy câu đã bỏ nhà đi hoang”.
PNO - Năm nay, em vừa tròn hai mươi – độ tuổi đang căng tràn nhựa sống. Nhìn em vui vẻ hồn nhiên tận hưởng cuộc sống làm chị luyến tiếc thời tuổi trẻ. Em là người có cá tính mạnh mẽ, năng động, luôn tự quyết định mọi thứ. Tính cách đó tạo cho em tâm thế thoải mái, dễ dàng đối mặt với mọi chuyện. Vậy mà, em đột ngột thay đổi từ ngày bắt đầu yêu. Cô gái trẻ trung vui tươi ngày nào trở thành người ủ dột, tâm tính thất thường…
PNO - “Mẹ, mua đi...”, “Bố, chơi với con”, “Con không ăn món đó”...Bạn sẽ chẳng tìm ra ông bố bà mẹ nào có thể nói rằng con mình không bao giờ cãi bướng và khóc lóc ăn vạ. Phải xử trí thế nào trong những tình huống như vậy? Nước mắt trẻ con, hay những trò ăn vạ ngoài đường phố trong siêu thị thật không mấy dễ chịu. Nhưng nếu bạn luôn nhượng bộ cho những điều “Con muốn…” thì mọi việc sẽ còn trầm trọng hơn.
PN - Mẹ nhớ cuộc họp đầu tiên năm con vừa lên cấp III, một số phụ huynh đã quen biết nhau từ khi con cái của họ đang học cấp II và bây giờ tiếp tục cùng lớp 10 cho nên họ trò chuyện với nhau rất thân tình, mẹ nghe họ bàn bạc với nhau nên chọn thầy giáo nào cho con mình học thêm môn này môn kia.
PN - Đất Bến Tre nên nhà nào cũng trồng dừa. Có thể nói, điều mà người trồng dừa lo ngại nhất là lũ chuột. Chuột tìm đến các bẹ dừa để làm tổ, suốt ngày gặm nhấm dừa để sống, không cần đi kiếm ăn đâu xa. Khỏi phải nói cũng biết, chủ vườn dừa ghét chuột như thế nào, bởi một cây dừa không may được họ nhà chuột chọn, là coi như “thua non”. Cơm dừa là món khoái khẩu của chuột. Trái non hay già đều bị chuột “thử răng”, đục lỗ.
PN - Lúc lên lớp 6, ba mẹ gửi con ra thị xã ở với cô Hai. Con gọi cô Hai bằng má. Tiếng má Hai thân thương theo con từ lúc đó.
PN - Bé Na ba tuổi mới được đi nhà trẻ. Cả tháng trước đó, mẹ đã làm “công tác tư tưởng” cho con, để con không bị sốc. Khi làm thủ tục nhập học, ba mẹ dắt con theo để con làm quen với trường. Con tỏ ra thích thú với hàng loạt trò chơi được bố trí quanh sân trường. Cô giáo ân cần hỏi han, còn khen con xinh xắn.
PNO - Nghe anh thông báo chuyện sẽ bán nhà để về bên ngoại, bố mẹ giận vô cùng. Dù ông bà có ba người con trai, anh lại là con thứ, nhưng ông bà không muốn con mình mang tiếng bám vào nhà vợ.
PNO - Gia đình chị Hai cứ lục đục mãi, dăm ba hôm chị lại bồng con về nhà tá túc, khóc lóc kể tội anh rể. Chung qui cũng là vấn đề anh mê nhậu nhẹt, bỏ bê nhà cửa vợ con, một tuần có khi anh nhậu hết 7 ngày, điệp khúc cũ cứ lập lại sau giờ tan tầm “chiều nay anh không về ăn cơm”. Chị tìm mọi cách lôi kéo anh về với gia đình nhưng đều vô hiệu.
PN - Hôm ấy nhà mẹ có khách, con cũng đến chơi và xởi lởi cười nói. Với người không ruột rà, thân thích, con lại tỏ ra thân mật, gần gũi. Còn với mẹ, người mang nặng đẻ đau, con lại thờ ơ, nhạt nhẽo, ánh mắt sắc lạnh, thiếu đồng cảm. Khi về, con chào vội mẹ và xách giỏ ra cổng. Bóng con dần khuất, tự nhiên mẹ nghẹn ngào, nước mắt ứa ra…
PN - Ngày chị mới về làm dâu, chồng chị - anh hai của em dặn: “Ở nhà có gì không rành, cứ hỏi con út”. Thấy em mồm miệng tía lia, chị rất ngại nên không dám gần.
PN - Mẹ đi bước nữa ở tuổi 40. Cha vẫn ở vậy một mình. Căn nhà nhỏ quanh năm thiếu hơi người nghe não nề những hôm mưa bão. Tôi lên sáu cứ nằng nặc đòi ở với cha, có lẽ không thích một người đàn ông xa lạ bên cạnh mẹ mình.
PNO - Ngày con trai dẫn người yêu về ra mắt, bà mừng thầm trong bụng. Nhìn con dâu tương lai dáng người “thắt đáy lưng ong”, ăn nói nhẹ nhàng lại là cô giáo cấp ba, bà ưng ý lắm. Con trai bà có tiếng đào hoa, cặp kè hết cô này đến cô kia, bà đang lo con rước phải loại con gái ăn chơi về thì khổ. Bà ra sức vun vén cho hai đứa, không cần tìm hiểu gì thêm…
PNCN - Ngọc bỏ quê lên thành phố đã bốn năm. Cùng đi với Ngọc hồi đó có một cô bạn, dù hình thức bề ngoài không xinh xắn bằng Ngọc, ăn nói cũng rụt rè, vậy mà nay cô ấy đã lập gia đình, còn Ngọc vẫn một mình đi về phòng trọ. Chẳng phải Ngọc không có người theo đuổi, chỉ vì trong suốt những năm tháng ấy, câu chuyện cũ vẫn không chịu cũ, tôi biết Ngọc vẫn chẳng hề rung động với ai.
PNCN - Chín tháng qua, sự việc anh Trần Thế Vinh và vợ là Nguyễn Thị Trang Bích Liễu (ấp Hòa Ninh, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) khiếu kiện cha mẹ đã gây bàng hoàng chốn làng quê vốn rất thanh bình. Nhưng điều khiến dư luận xôn xao lại nằm ở quyết định của TAND huyện Chợ Gạo.
PNCN - Giúp con chuẩn bị cho cuộc sống sau trung học là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bậc phụ huynh sẽ phải làm, cho dù thật khó!
PNCN - Mẹ bắt đầu thấm thía câu thơ “Làm anh khó đấy, phải đâu chuyện đùa”, từ khi con trai “lên chức” anh lúc mới tròn tuổi rưỡi. Con chưa quen bị mẹ chia sẻ tình cảm cho người khác nên có vẻ “trái tính”.
PN - Vừa bước vào nhà, mẹ đã thấy con trai đứng ngay cửa toe toét cười, ra vẻ bí mật: “Mẹ thấy có gì lạ không?”. Mẹ nhìn quanh một lượt rồi hít hà: “Chà! Sao sàn nhà mát lạnh thế này nhỉ? Mà hình như trong bếp có mùi thơm. Mẹ đang đói đây, chẳng lẽ có “cô Tấm” nào nấu cơm cho mẹ rồi sao”? Mẹ thắc mắc, tò mò vì hình như có điều gì khác thường.
PN - Con vẫn thường kể với ba mẹ, các bạn con vào mùa hè được đi du lịch đây đó. Thấy con thèm được đi chơi, ba mẹ thật xót lòng. Dành dụm một thời gian, ba mẹ vừa đưa con đi du lịch lần đầu.
PN - Bố dạy: “Con phải luôn quan tâm chăm sóc mẹ khi bố vắng nhà đấy nhé!”, nên mỗi lần mẹ than: “Mẹ đau lưng, nhức mỏi quá, Cún ơi!”, là dù đang học bài hay chơi trò gì, Cún cũng dừng tay, chạy lại bên mẹ, thủ thỉ: “Để con đấm lưng cho mẹ nhé”. Rồi Cún nắm chặt bàn tay nhỏ xíu đấm dọc theo lưng mẹ... Bắt chước bố, Cún còn xoa lưng. Hai mẹ con ôm nhau cười vang.
PNO - Mẹ lúc nào cũng nghĩ ra cách để kiếm tiền, nghĩ ra việc để làm chứ không ở yên một chỗ bao giờ.
PNO - Quê tôi nằm bên một dòng sông. Sông nhỏ, nước chảy hiền hòa và xanh trong như tấm lòng của cha tôi. Học muộn, trầy trật lắm cha mới học hết cấp 2.
PN - Ngày trước, mẹ làm dâu bà nội rất vất vả. Mẹ ít được bà thương, chỉ vì không sinh được cháu trai.
PN - Mỗi lần ra dịch vụ internet về, ghét nhất là mùi thuốc lá bám đầy tóc hôi rình, ghét thứ hai là má cứ hỏi làm ra vẻ bâng quơ: “Đi học về hả con? Ờ, má nghe người ta nói mấy cái mạng mẹo đó nhiều chuyện trời ơi lắm hả con?”. Câu hỏi lồ lộ nỗi nghi ngại.