PNCN - Tôi gửi con trai 18 tuổi vào ở cùng nhà với người chị ruột ở TP.HCM để đi học. Cháu thì có chỗ ở đàng hoàng giữa thời “gạo châu củi quế” này, vợ chồng chị thì có thêm người đưa đón bé gái tám tuổi đi học và dạy kèm ở nhà.
PN - “Vĩnh biệt mẹ!”, người thanh niên la lên thất thanh rồi nhảy ùm xuống nước. Nghe tiếng kêu la, hàng xóm lật đật chạy qua cứu giúp. Cứ vài ngày, cảnh ấy lại lặp lại, người ta lại chứng kiến bà Huệ khóc lóc can ngăn mấy đứa con lên cơn thần kinh, bất thần nhảy sông tự tử. Căn nhà xập xệ dưới chân cầu Nhị Thiên Đường của bà Huệ dạo ấy chẳng một ngày được yên. Giờ, gia đình bà đã dọn về căn nhà tình thương vững chãi hơn ở P.5, Q.8, TP.HCM. Ba người con đều đã ở tuổi trung niên, bản thân cũng sắp sang thất thập, vợ chồng bà Ngô Thị Huệ và ông Trần Văn Năm vẫn oằn vai nặng gánh “con thơ”.
PN - Trời vừa tối, mẹ với chiếc áo hoa, tóc cắt ngắn, thả bộ trên con đường đất dẫn vào nhà. Con trai bắc ghế ngồi trước nhà như đang chờ ai, tỏ vẻ không hài lòng: “Hôm nay nhìn mẹ trẻ quá!”. Mẹ cười, chưa kịp đáp, con tiếp: “Áo hoa, tóc ngắn nữa, mẹ đi đâu về vậy?”. Đã chuẩn bị trước, mẹ điềm tĩnh trả lời: “Mẹ đi sang thăm cô bạn bị bệnh”. Đang định bước tiếp vào nhà, mẹ nghe con với theo: “Mẹ để tóc dài đẹp hơn”. “Ừ, mẹ cắt vầy cho mát”.
PNO - Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục, Dịch vụ và Kỹ năng trẻ em (Ofsted) ở Anh vừa đưa ra danh sách hướng dẫn 10 kỹ năng cần thiết mà các bậc phụ huynh cần trang bị cho trẻ trước khi các bé đi học, giúp bé hoà nhập tốt hơn những ngày đầu bỡ ngỡ vào bậc tiểu học.
PN - Người quen tới nhà chơi, ba tôi thường mời uống ly rượu ngâm chuối hột và khoe nhờ rượu này mà ba không bị đau lưng. Vài người gợi ý: “Hay là anh chị làm rượu thuốc bán, có anh em tụi tôi đây không sợ ế đâu”.
PN - Bước vào độ tuổi trưởng thành, hầu hết bạn trẻ đều cảm thấy sự bảo bọc của cha mẹ như một rào cản, ngăn họ bước ra thế giới xung quanh. Sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái đôi khi lại phát sinh mâu thuẫn, tạo ra sự ngăn cách... Làm thế nào để dung hòa?
PNO - Con bị ốm mấy ngày, chồng đi công tác, mẹ chẳng biết xoay xở thế nào. Hỏi con muốn ăn gì để mẹ nấu, đau ở đâu để mẹ xoa dầu, nhưng con chẳng nói chẳng rằng, không cho mẹ đụng vào người, cứ một mực: “Đợi mẹ con về đây đã”. Nhìn con nằm li bì, mẹ sốt ruột nhưng đành đợi mẹ ruột con về đưa con đi khám…
PNO - Những ngày này vào thăm anh trong bệnh viện, ra về tôi luôn cảm thấy thật hạnh phúc, thật nhẹ nhõm trong lòng. Điều đáng ngạc nhiên là sự nhẹ nhõm ấy, hạnh phúc ấy là tôi được “lây” từ anh, một người bệnh mà thời gian sống chỉ còn tính bằng ngày.
PN - Ba tôi là một con sâu rượu. Từ thời con gái, tôi chủ tâm không chọn anh nào thích làm bạn với ma men. Cưới nhau được vài năm, chồng tôi mới… nở rộ cái tật lai rai.
PN - Câu chuyện về sự hy sinh cho con cháu của ông Võ Văn Long đã đưa chúng tôi tìm đến nhà ông ở khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
PN - “Bạn ơi, nhận lấy trái bóng này nhé!”; “Bạn ơi, nhìn tôi và mỉm cười nào”... Mồ hôi đầm đìa, người mệt lả bởi đây là “ca” thứ hai phải… chơi cùng con, chị Trần Thanh Hương (P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM) vẫn kiên trì hết cầm quả bóng lăn về phía con đến không ngần ngại leo lên ván trượt, chỉ để thu hút con… nhìn mình. Gương mặt rạng rỡ, chị cho hay: “Dù chậm, nhưng việc điều trị chứng tự kỷ cho các con đang có kết quả khả quan”.
PN - Là một trong những người đầu tiên nghiên cứu, thăm khám và can thiệp hỗ trợ trẻ tự kỷ, tác giả của luận án tiến sĩ “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ TP.HCM”, Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp (Trưởng Khoa Tâm lý - Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM) đã dành cho Báo Phụ Nữ cuộc trao đổi nhân Ngày thế giới nhận thức chứng tự kỷ 2/4.
PNO - Tình cờ đọc tâm sự của Thiên Lý, tôi chạnh lòng khi nghĩ đến nhà chồng. Dường như tôi cũng đang rơi vào trầm cảm bởi nỗi buồn không thể nói thành lời.
PN - 20g, bà về đến nhà. Dựng chân chống chiếc xe đạp, bà chạy vội xuống nhà sau. Cậu con trai nằm bất động trên giường, nước mắt đang lã chã, thấy mẹ là nở ngay nụ cười. Loay hoay pha sữa đút cho con, bà bất ngờ dừng lại, hỏi: “Chắc nó thấy tui về trễ, biết nhớ nên khóc, biết mừng nên cười.
PN - Tôi về Bắc, nghe tin người anh họ bệnh nặng, liền tới thăm. Anh trùm chăn kín đầu nằm quay mặt vào tường, giọng mệt mỏi: “Tôi mệt quá chú ạ! Giờ chỉ thèm ăn khoai lang nướng”. Chị dâu bảo, anh mắc bệnh tiểu đường nặng lắm, thêm cả bệnh đau dạ dày, sỏi thận… “Lúc khỏe tôi nói anh ấy chẳng nghe. Lúc nào cũng rượu thay nước”. Anh nói với tôi, thèm ly rượu mà vợ không cho uống. Tôi bàn chị dâu, có lẽ anh ấy sắp “đi”, thôi cứ cho anh ấy một ly. Uống xong ly rượu, anh vẫn nói đùa: “Đúng là “nam vô tửu như kỳ vô phong”, rượu ngon thật”.
PN - Má mất lúc tôi còn nhỏ. Ba hay đau ốm nên chị Hai phải gồng gánh nuôi cả nhà. Thân gái nhưng chị Hai không từ những việc nặng nhọc. Chị cuốc đất, đào mương, trèo dừa… thành thạo như đàn ông.
PN - Chỉ một tháng sau đám cưới, mẹ phát hiện mình bị phản bội. Sự kỳ vọng cuộc hôn nhân hoàn hảo khiến mẹ không thể giữ được gia đình.
PNO - Chị đi làm về, vừa dắt xe vào cổng đã nghe tiếng mẹ chồng nói sang sảng ở trong nhà: “Con bé giỏi lắm bà à, nó thua cái Lý đến năm tuổi mà sống biết điều, ngày nào cũng gọi điện thăm hỏi tôi, nghe tôi mệt là gửi thuốc về. Đấy, bữa mồng 8/3, nó gửi vải về để tôi may bộ quần áo này, bà xem có đẹp không…”. Chị lặng lẽ xuống bếp nấu cơm. Dù đã nhiều lần nghe mẹ chồng khen chị dâu nhưng chị không khỏi chạnh lòng…
PN - Vừa dọn về nhà mới, có người “hàng xóm tốt” đã qua dặn dò: “Tụi em cẩn thận nhà đối diện. Họ đi lượm ve chai, suốt ngày lăm le nhà hàng xóm để trộm vặt. Nhất là thằng cháu, ngó nhỏ vậy chứ ăn trộm lẹ tay lắm”.
PN - Còn nhớ cách đây hơn 5 năm, tôi làm chung với một anh đồng nghiệp kỳ lạ. Lạ vì anh rất thân thiện, vui vẻ, nhưng hễ có ai đó đề xướng ăn uống sau giờ làm là anh lập tức thoái thác với đủ mọi lý do. Mặc cho mọi người cố gắng nài nỉ thế nào anh vẫn luôn trả lời bằng những cái lắc đầu. Từ đó, tin đồn về anh bắt đầu rộ lên với nhiều câu chuyện hấp dẫn, ly kỳ. Nào là anh nghèo, anh keo kiệt, anh có bồ nhí nên phải tranh thủ chạy show…
PNO - 1. Khi còn là một cô bé con nhỏ xíu, tôi ước sau này lớn lên cũng có mái tóc dài như mẹ. Mái tóc mẹ óng ả, đen nhánh như nhung. Tôi thích nhất là mỗi lần được mẹ cõng sau lưng, hít hà mùi hương bồ kết, hương bưởi thơm dịu phả ra từ suối tóc của mẹ.
PNCN - Anh kể chuyện quá khứ bằng giọng bình thản, dẫu anh từng bị chìm trong những cơn tuyệt vọng, đến mức nảy ý định quyên sinh. Anh giải thích rằng, có được sự bình thản hôm nay là vì anh còn một mục đích lớn lao. Coi nỗi đau là thử thách của số phận, anh phải sống và nhìn về tương lai.
PNCN - Bị các con đánh đồng giữa chứng rối loạn lo âu với bệnh… tâm thần, từ đó có hành vi bạo lực gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe là câu chuyện đau lòng của bà Võ Thị Nở (ngụ P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM).
PNCN - Con trai tôi ly hôn, có vợ khác, giao con gái của nó cho vợ chồng tôi nuôi từ lúc bốn tuổi, đến bây giờ được 17 tuổi. Vợ chồng nó “khoán trắng” việc chăm sóc, nuôi dạy con cho vợ chồng tôi.