PNO - Chị gái tôi đi lao động ở nước ngoài rồi lập gia đình ở bên đó. Cuộc sống còn khó khăn nên chị tôi đành gửi hai cháu về cho ông bà ngoại khi đứa lớn được 4 và đứa nhỏ mới 10 tháng tuổi.
PNO - Tôi dám chắc là chưa ai nghe nói đến cá mặt trăng, bởi đó là cái tên do lũ trẻ quê tôi tự đặt. Cứ đêm nào sáng trăng là xóm nhỏ của tôi lại í ới gọi nhau đi bắt cá, râm ran cả đường làng.
PNO - Hội quán Các bà mẹ tổ chức chuyên đề “Khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của trẻ” vào 8-10g30 ngày 20/4 tại Học viện Âm nhạc Tâm hồn Soul Academy (214 – 216 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM). Diễn giả của chương trình là nhạc sĩ Thanh Bùi, nhà văn Trầm Hương…
PN - Tôi có hai câu chuyện rất buồn liên quan đến chuyện nhậu nhẹt, say xỉn. Chuyện thứ nhất là của một gia đình người hàng xóm ở quê. Ông Tr. vốn hiền lành, chăm chỉ làm ăn, chỉ có điều hay nhậu nhẹt, khi say xỉn thì chửi bới vợ con.
PNCN - Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con gái năm tuổi. Cháu phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, chỉ có một điều tôi khá lấn cấn trong cách dạy.
PNCN - Mới đó mà đã bốn năm, từ ngày mẹ “ẵm” con trong bụng, hét lên hạnh phúc vì mẹ đã có con bên đời.
PN - Kết thúc việc dọn vệ sinh ở trạm y tế phường, bà Nguyễn Thị Thu tất tả về nhà (39/10 đường 102, tổ 6, KP.7, P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9, TP.HCM). Việc đầu tiên là bà điểm danh xem đủ các con không. Nếu thiếu, bà gọi giật chồng về, hai vợ chồng cuống cuồng nhờ thêm hàng xóm túa ra tìm. Đó là chuyện “cơm bữa” đối với ông bà. Bà Thu cùng chồng (ông Lê Văn Chơi) sinh được bốn người con trai, cả bốn đều ngẩn ngẩn ngơ ngơ...
PN - Ngày giỗ ngoại, tôi đi làm về ngang khu Tân Định, thấy bên đường có người bày bán hoa sen. Những búp sen tinh khiết, đẹp đẽ được cột thành từng bó, làm tôi chợt nghĩ tới ngày xưa, khi ngoại còn sống. Nhà ngoại nghèo, lại đông, chẳng có được nhiều những thú vui tao nhã như thưởng hoa, ngắm trà. Bà từng ra chợ cóc gần nhà mang về mớ hoa nhựa rẻ tiền, bày trong mấy cái bình lè tè xấu xí, trở thành tâm điểm cho mấy đứa cháu xúm lại “chọc quê” là ngoại “hoa hòe hoa sói”, “cải lương”...
PN - Ngày thằng Út dắt bạn gái về ra mắt, chị chưng hửng nhìn cô em dâu tương lai. Cô gái thành thị tóc nhuộm vàng hoe, da trắng như bông, móng tay móng chân sơn nửa trắng nửa đen… Nhìn em, chị thở dài, chắc thằng Út sau này sẽ khổ. Lúc em vào bếp phụ chị nấu cơm, chị hỏi thẳng: “Nhà này chỉ có mỗi thằng Út là trai, nó cưới vợ là phải về quê để phụng dưỡng ba má, em nhắm trụ nổi không?”. Chị ngạc nhiên khi nghe em cười hiền: "Ở đây coi bộ buồn quá, nhưng em đã chuẩn bị sẵn tinh thần rồi, em sẽ ráng".
PN - Từ ngày sinh em, mẹ không còn cận kề, chăm sóc con tốt như trước, vì em con là đứa trẻ không lành lặn. Thời gian, sức lực, mẹ dồn hết cho em, kể cả tình yêu của mẹ dành cho em cũng có phần “nhỉnh” hơn con. Vậy mà con chẳng hề so bì. Con không vòi vĩnh, dỗi hờn, biết thương em, giúp mẹ. Kể từ đó, mẹ “mặc định” con phải lớn, phải gương mẫu, vì con là chị hai.
PNO - Sài Gòn mấy hôm nay nắng như thiêu như đốt, làm tôi nhớ da diết cái nắng cháy da cháy thịt của Bình Định quê tôi. Hồi đó, quê tôi còn làm lúa một năm ba vụ. Cứ vào tầm tháng Tư, tháng Năm là quê tôi vào mùa thu hoạch.
PN - Ngày mới cưới, anh làm công nhân, dù lương không cao nhưng có công ăn việc làm ổn định. Trước khi cưới, anh hứa sẽ chu toàn con cái, cơm nước để chị tiếp tục học lên đại học cho thỏa ước mơ của chị. Nhưng khi chị có giấy báo trúng tuyển đại học, anh phớt lờ ngay. Chị cấn bầu, xem như giấc mơ học đại học đành gác lại.
PN - Nước mắt đời chị không chỉ chảy xuôi mà như chảy vòng quanh, chan hòa, tưới tắm, chữa lành bao nỗi đau bệnh tật của những người thân yêu từ con gái, cha già, con rể cho đến thằng cháu nội mới lên ba vừa suy dinh dưỡng vừa viêm phổi mạn tính…
PN - Tôi đang trải qua những ngày tháng căng thẳng, khó khăn và vô vọng. Chúng tôi cùng mới 25 tuổi. Chồng tôi là con trai út. Nghe kể, lúc anh 13 tuổi, mẹ vẫn còn đánh răng cho anh. Ngày mới quen nhau, tôi đã biết, trong các con, mẹ thương chồng tôi nhất. Như nhiều bà mẹ quá yêu chiều con trai, dù có cố gắng, mẹ vẫn không thể nào thương nổi đứa con gái ở đẩu ở đâu xuất hiện, “cướp” mất con mình…
PN - Chị và em là chị em chú bác ruột, nhà chúng ta lại không xa nhau mấy nên từ nhỏ, chúng mình đã rất thân. Em nhỏ con nhưng rất lanh lẹ, tháo vát, chị thì hậu đậu vụng về, dù vậy đi đâu em cũng rủ chị theo.
PN - Chị chép miệng liên hồi, bảo cuộc đời là vòng tròn vay - trả. Mối quan hệ cha mẹ - con cái cũng là một vòng quay. Hễ “hồi trước nó mắc nợ mình thì bây giờ nó có hiếu với mình, bằng ngược lại mình phải trả cho nó tới chừng hết mới thôi”. Chị có năm đứa con, bốn đứa kia nên nhà nên cửa hết, chỉ mỗi mình nó, hơn ba mươi tuổi mà chị vẫn còn lo từng bữa ăn, từng chai dầu gội. Chắc tại “hồi trước” chị mắc nợ nó nên bây giờ nó đòi đến thế!
PN - Tình cờ tôi gặp lại vợ cũ trong một đám cưới. Người phụ nữ một thời tôi yêu nay vẫn giữ nguyên “phong cách”: chịu chơi, chịu nhậu. Nhìn cảnh cô ấy bưng ly bia một cách sành điệu, cụng ly tưng bừng, uống một hơi cạn sạch trong tiếng hò reo phấn khích của đám đàn ông, tôi không khỏi khó chịu. Chẳng phải ghét bỏ gì, mà những hình ảnh của cái thời nhậu nhẹt triền miên của cô ấy bất giác ập về, không sao xua đi được.
PN - Đã mấy chục lần bà bán máu. Bác sĩ chỉ cho phép mỗi tháng bán máu một lần nhưng bà làm sổ ở hai bệnh viện để bán được hai lần. Bà chẳng để ý gì đến sức khỏe, chỉ biết bán máu xong là có mấy chục ngàn đồng, nhu yếu phẩm và ổ bánh mì kẹp chả, hột gà. Bước ra cổng bệnh viện, bà bán ngay nhu yếu phẩm. Còn ổ bánh mì, dù bụng đói cồn cào, bà cũng không dám ăn, mà dành đem về cho cậu con út bại não đang nằm cong queo ở nhà.
PN - Nhà mình trước đây có nuôi một đôi bò để cày ruộng. Có lần con đi chăn bò nhưng mê chơi, cột đôi bò vào gốc xoài. Chiều về thấy bụng bò lép xẹp, ba rầy: “Con để bò đói vầy, sao cày ruộng nổi?”.
PN - Lúc cô phục vụ dẫn đến chiếc bàn có hai chỗ ngồi, mẹ mới sực nhớ mình vừa quên mất… con. Tại sao mẹ có thể “quên” như thế khi đang nắm chặt bàn tay bé xíu của con trong tay mình? Tại sao mẹ có thể quên như thế khi đã tính trước sẽ gọi món yêu thích cho con?
PN - Người dân Quảng Nam vẫn chưa hết bàng hoàng về cuộc truy sát đến cùng của Nguyễn Thị Thúy Linh (19 tuổi) đối với Nguyễn Quốc Việt (26 tuổi) vì anh này ăn cắp điện thoại.
PN - Bé Nụ bi bô suốt ngày, gặp cái gì cũng hỏi và rất thích ai đó hỏi lại mình để bé trả lời. Nhà thì rộng mà cứ đi một bước, gặp một món đồ là bé lại hỏi một câu “cái gì đây mẹ?”. Nếu trả lời rồi thì bé lại tiếp: “Cái bàn hả mẹ, cái bàn để làm gì vậy mẹ?”. Ngày nào ở nhà với bé là y như rằng mẹ bị bé “tra tấn” vì hàng loạt câu hỏi như thế.
PNO - Nghe tin anh mất, lòng chị dửng dưng. Chỉ cách đây vài năm, có lẽ, chị không thể nào chịu nổi sự mất mát đó. Nhưng bây giờ, khi đã trải qua bao ê chề, trái tim chị như chai sạn. Chị bình tĩnh thu dọn đồ đạc, đưa hai con về chịu tang anh như một nghĩa vụ…
PNCN - “Thằng nhỏ ngày nào cũng níu vạt áo tui hỏi, vì răng không cho con đi học giống em? Nhìn nó, tôi đành nuốt nước mắt, tìm cách vỗ về con cho khuây khỏa. Có người mẹ nào không muốn con mình được đến trường như bạn bè trang lứa. Khổ nỗi, mấy lần mẹ con tui cứ phải dắt nhau đi - về, nhà trường đồng ý nhận, kêu đến nhưng đến rồi nhiều phụ huynh không đồng tình để con tui học cùng với con họ”, chị Lê Thị Liễu (SN 1972) lặng lẽ lau giọt nước mắt chực trào trên đôi gò má gầy.