Hàng ngàn người đổ về Bắc Ninh tham gia lễ hội rước pháo Đồng Kỵ

28/01/2020 - 20:04

PNO - Hội rước pháo Đồng Kỵ là một trong 15 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2016.

 

Ngày 28/1 (tức mùng 4 Tết Canh Tý), tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) đã tưng bừng diễn ra Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ, để cầu mong một năm làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn. Lễ hội rước pháo thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.
Ngày 28/1 (tức mùng 4 Tết Canh Tý), hàng ngàn người đã đổ về phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) để tham dự Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ. Lễ hội này được tổ chức từ xưa đến nay để cầu mong một năm làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn. Lễ hội rước pháo thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

 

hội rước pháo Đồng Kỵ năm nay được tổ chức gồm hai phần chính: Lễ rước pháo và rước ông đám.
hội rước pháo Đồng Kỵ được tổ chức gồm hai phần chính: Lễ rước pháo và rước ông đám.

 

Hai quả đại pháo và tràng pháo được người dân Đồng Kỵ trạm đúc tinh xảo với biểu tượng Long -Lân- Quy-Phụng sum vầy. Pháo được rước từ nhà truyền thống và đặt trang trọng ở sân đình trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách thập phương.
Hai quả đại pháo và tràng pháo được trạm đúc tinh xảo với biểu tượng Long -Lân- Quy-Phụng sum vầy, được 40 thanh niên rước từ nhà truyền thống và đặt trang trọng ở sân đình trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách thập phương.

 

Mỗi quả pháo được 40 thanh niên trong làng thay nhau khiêng từ nhà văn hóa truyền thống đến sân đình của làng để làm lễ. Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò mừng vui, vỗ tay xen lẫn tiếng cười giòn tan
Sau mỗi hồi trống, các thanh niên reo hò mừng vui, vỗ tay xen lẫn tiếng cười giòn tan "chúc mừng pháo Nhất, pháo Nhì", tượng trưng cho tiếng pháo mang đến không khí sôi động cho người dân tham dự lễ hội.

 

Hai quả pháo trong lễ rước được làm tượng trưng bằng gỗ và sơn son thếp vàng. Pháo có đường kính 60 cm, một quả dài 6m, quả còn lại dài 5,8m tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì.
Hai quả pháo trong lễ rước được làm tượng trưng bằng gỗ và sơn son thếp vàng. Pháo có đường kính 60 cm, một quả dài 6m, quả còn lại dài 5,8m tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì.

 

Ngoài các bô lão trong vai trò chủ trì lễ hội, thanh niên trẻ khỏe làm nhiệm vụ rước pháo còn có các bà đám trong đoàn rước. Họ là những người phụ nữ tròn 51 tuổi, người sống trong làng Đồng Kỵ.
Ngoài các thanh niên trẻ khỏe làm nhiệm vụ rước pháo, người tham gia lễ còn có các bô lão trong làng.

 

Hội rước pháo phường Đồng Kỵ có từ đời Hùng Vương thứ 6, thành hoàng làng là tướng Thiên Cương cùng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, thắng trận trở về được dân làng mở hội khao quân, trong hội có đốt pháo. Mặc dù hiện nay hội không còn đốt pháo, song người dân vẫn duy trì những tập tục đặc sắc như tục rước pháo lớn từ nhà văn hóa truyền thống đến đình Đồng Kỵ. Trong lễ rước pháo, có sự tham gia biểu diễn của các đội khiêng kiệu, cầm cờ, đánh trống, múa lân... tái hiện lại không khí hào hùng của ông cha ta ngày trước. Hội rước pháo Đồng Kỵ là một trong 15 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2016. Dự kiến, lễ hội rước pháo Đồng Kỵ diễn ra đến hết ngày 30/1 (tức mùng 6/1 âm lịch).
Hội rước pháo phường Đồng Kỵ có từ đời Hùng Vương thứ 6, thành hoàng làng là tướng Thiên Cương cùng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, thắng trận trở về được dân làng mở hội khao quân, trong hội có đốt pháo. 

 

Mặc dù hiện nay hội không còn đốt pháo, song người dân vẫn duy trì những tập tục đặc sắc như tục rước pháo lớn từ nhà văn hóa truyền thống đến đình Đồng Kỵ. Trong lễ rước pháo, có sự tham gia biểu diễn của các đội khiêng kiệu, cầm cờ, đánh trống, múa lân... tái hiện lại không khí hào hùng của ông cha ta ngày trước.
Mặc dù hiện nay hội không còn đốt pháo, song người dân vẫn duy trì những tập tục đặc sắc như tục rước pháo lớn từ nhà văn hóa truyền thống đến đình Đồng Kỵ. Trong lễ rước pháo, có sự tham gia biểu diễn của các đội khiêng kiệu, cầm cờ, đánh trống, múa lân... tái hiện lại không khí hào hùng của ông cha ta ngày trước.

 

Hội rước pháo Đồng Kỵ là một trong 15 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2016. Dự kiến, lễ hội rước pháo Đồng Kỵ diễn ra đến hết ngày 30/1 (tức mùng 6/1 âm lịch).
Hội rước pháo Đồng Kỵ là một trong 15 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2016. Dự kiến, lễ hội rước pháo Đồng Kỵ diễn ra đến hết ngày 30/1 (tức mùng 6/1 âm lịch).

 

Để chuẩn bị cho lễ hội rước pháo, người dân Đồng Kỵ đã chuẩn bị trước đó gần 2 tháng với mong muốn tái hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống, mang lại sự tươi vui phấn khởi cho người dân, cầu một năm mới làm ăn phát đạt
Để chuẩn bị cho lễ hội rước pháo, người dân Đồng Kỵ đã chuẩn bị trước đó gần 2 tháng với mong muốn tái hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống, mang lại sự tươi vui phấn khởi cho người dân, cầu một năm mới làm ăn phát đạt

 

Hàng ngàn người đổ về Đồng Kỵ để xem lễ hội Rước pháo mỗi năm
Hàng ngàn người đổ về Đồng Kỵ để xem lễ hội Rước pháo mỗi năm.

 

Trong lễ rước pháo, có sự tham gia biểu diễn của các đội khiêng kiệu, cầm cờ, đánh trống, múa lân... tái hiện lại không khí hào hùng của ông cha ta ngày trước.
Trong lễ rước pháo, có sự tham gia biểu diễn của các đội khiêng kiệu, cầm cờ, đánh trống, múa lân... tái hiện lại không khí hào hùng của ông cha ta ngày trước.

 

các thanh niên lặng lẽ chuẩn bị cho nghi lễ rước quan đám. Đây là những chàng trai tuổi 18 trở lên, thuộc nhiều dòng họ khác nhau trong làng Đồng Kỵ. Họ sẽ đóng vai trò là các trai đinh kiệu đỡ 4 ông đám diễn múa ở phần cao trào của lễ hộị.
Sau khi pháo được rước đến sân đình, lễ hội tiếp tục đến phần rước quan đám.

 

ác thanh niên lặng lẽ chuẩn bị cho nghi lễ rước quan đám. Đây là những chàng trai tuổi 18 trở lên, thuộc nhiều dòng họ khác nhau trong làng Đồng Kỵ. Họ sẽ đóng vai trò là các trai đinh kiệu đỡ 4 ông đám diễn múa ở phần cao trào của lễ hộị.
Đây là những chàng trai tuổi 18 trở lên, thuộc nhiều dòng họ khác nhau trong làng Đồng Kỵ. Họ sẽ đóng vai trò là các trai đinh kiệu đỡ 4 ông đám diễn múa ở phần cao trào của lễ hộị.

 

Vị quan đám được các thanh niên đỡ đi ra sân đình để biểu diễn cho người dân xem.
Vị quan đám được các thanh niên đỡ đi ra sân đình để biểu diễn cho người dân xem.

An Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI