Giữa "cuồng phong COVID-19", phụ nữ Venezuela tự chống chọi với dịch bệnh

12/11/2020 - 19:00

PNO - Đã gần một năm kể từ khi đại dịch COVID-19 tấn công con người, một số quốc gia đang có dấu hiệu "xuống sức" khiến người dân phải tự xoay xở trong việc chăm sóc người bệnh. Tình trạng này càng khiến nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tăng cao hơn.

Trong tuyên bố ngày ngày 26/10, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thừa nhận, sau nhiều tháng ứng phó với dịch COVID-19, nỗ lực phòng chống dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới "đang bước vào giai đoạn mệt mỏi".

Điều này đang xảy ra ở Venezuela. Ngay giữa “bão COVID-19”, người dân đang phải xoay xở tự giúp nhau trong lo lắng và tuyệt vọng. Trang tin AP phản ánh những hình ảnh thực tế tại một số bệnh viện của Venezuela. 

Cô Elena Suazo, một nhân viên cấp dưỡng trong trường mẫu giáo, đứng bên ngoài khu vực cấp cứu của bệnh viện. Cô đang đeo khẩu trang và các đồ bảo hộ khác mà cô chuẩn bị từ lúc ở nhà để vào chăm sóc người cha 76 tuổi đang nằm viện, vốn là công việc của những y tá.
Cô Elena Suazo, một nhân viên cấp dưỡng trong trường mẫu giáo, đứng bên ngoài khu vực cấp cứu của bệnh viện. Cô đang đeo khẩu trang và các đồ bảo hộ khác mà cô chuẩn bị từ lúc ở nhà để vào chăm sóc người cha 76 tuổi đang nằm viện.
Bố của cô đang ngồi trên xe lăng chờ cô. Ông được đưa vào bệnh viên công từ ngày 21/9 với chẩn đoán bệnh nhiễm trùng phổi. Hàng ngày, cô con gái của ông phải vào viện để tắm, thay quần cáo, và chăm sóc ông bởi bệnh viện quá thiếu nhân viên y tế.
Cha của cô được đưa vào bệnh viện từ ngày 21/9 với chẩn đoán bệnh nhiễm trùng phổi. Hàng ngày, cô phải vào viện để tắm, thay quần áo, và chăm sóc ông bởi bệnh viện quá thiếu nhân viên y tế.
Cô Mirley Avila, 25 tuổi, đang cố gắng bảo vệ mình bằng một số vật dụng phòng dịch cơ bản trước khi vào bệnh viện. Cô cho biết trước đó người nhà bệnh nhân không được phép vào trong các khu vực cách ly bệnh nhân COVID-19, thế nhưng từ đầu tháng 10, do bệnh viện thiếu y tá nên cô đã được cho phép vào tận nơi bố cô đang nằm điều trị để cho ông ấy ăn, thay ga giường, giặt áo quần.
Cô Mirley Avila, 25 tuổi, đang cố gắng bảo vệ mình bằng một số vật dụng phòng dịch cơ bản trước khi vào bệnh viện. Cô cho biết trước đó người nhà bệnh nhân không được phép vào trong các khu vực cách ly bệnh nhân COVID-19, thế nhưng từ đầu tháng 10, do bệnh viện thiếu y tá nên cô đã được cho phép vào tận nơi bố cô đang nằm điều trị để chăm sóc ông.
Cô Mirley Avila đang tự tay cho bố mình ăn ngay trên giường bệnh. Những công việc chăm sóc bệnh nhân như thế này do nhân viên y tế đảm trách trước đó. Đã có ít nhất 6000 y tá và điều dưỡng ở Venezuela bỏ việc do thu nhập quá thấp. Con số này được cho là cao hơn nhiều trong thời gian xãy ra đại dịch COVID-19.
Cô Mirley Avila đang tự tay cho bố mình ăn ngay trên giường bệnh. Những công việc chăm sóc bệnh nhân như thế này do nhân viên y tế đảm trách trước đó. 
Thế nhưng được vào nằm trong bệnh viện cũng đã là điều quá may mắn rồi. Bởi với tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế như hiện nay, nhiều người mắc COVID-19 vẫn đang phải nằm chờ ở trên ghế đá ngay bên ngoài cổng bệnh viện.
Thế nhưng được vào nằm trong bệnh viện cũng đã là điều quá may mắn rồi. Bởi với tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế như hiện nay, nhiều bệnh nhân vẫn đang phải nằm chờ ở trên ghế đá ngay bên ngoài cổng bệnh viện.
Bà Nancy Rodriguez, 76 tuổi, một bệnh nhân COVID-19 đã bật khóc khi được đưa vào điều trị trong bệnh viện. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện Venezuela có 90.000 ca dương tính với COVID-19 cùng 800 ca tử vong. Con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều, nhất là khi mà hệ thống y tế đang có nguy cơ vỡ trận và nhiều người bệnh lựa chọn ở nhà thay vì đến bệnh viện.
Bà Nancy Rodriguez, 76 tuổi, một bệnh nhân COVID-19 đã bật khóc khi được đưa vào điều trị trong bệnh viện. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện Venezuela có 90.000 ca dương tính với COVID-19 cùng 800 ca tử vong. Con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều, nhất là khi hệ thống y tế đang có dấu hiệu "vỡ trận".
Những nhân viên y tế kiêm công việc vệ sinh trong bệnh viện. Họ thật sự quá tải và kiệt sức bởi khối lượng công việc quá lớn. Một báo cáo cho biết, đã có 231 bác sĩ và nhân viên y tế ở Venezuela tử vong vì COVID-19.
Những nhân viên y tế kiêm công việc vệ sinh trong bệnh viện. Họ thật sự quá tải và kiệt sức bởi khối lượng công việc quá lớn. Trung bình một y tá ở các bệnh viện phải chăm sóc đến 60 bệnh nhân trong khi theo tiêu chuẩn của ngành y thì một y tá chỉ phải chịu trách nhiệm từ 5 đến 6 bệnh nhân. Một báo cáo cho biết, đã có 231 bác sĩ và nhân viên y tế ở Venezuela tử vong vì COVID-19.
Không chỉ thiếu hụt đội ngũ nhân viên y tế, tình trạng thiếu thốn trang thiết bị và đồ bảo hộ cho nhân viên y tế cũng đang là vấn đề trầm trọng. Một số nhân viên làm việc trong các bệnh viện phải sử dụng bao nilon để làm đồ bảo hộ, hoặc mượn đồ bảo hộ của nhau trong mỗi ca trực.
Không chỉ thiếu hụt đội ngũ nhân viên y tế, tình trạng thiếu thốn trang thiết bị và đồ bảo hộ chuyên dụng cũng đang là vấn đề trầm trọng. Một số nhân viên làm việc trong các bệnh viện phải sử dụng bao nilon để làm đồ bảo hộ, hoặc mượn đồ bảo hộ của nhau để sử dụng trong mỗi ca trực.
Rác thải y tế, đặc biệt là rác thải từ khu vực cách ly và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19, bị vứt bỏ bừa bãi ngay bên trong khuôn viên của bệnh viện. Điều này gây nên nhiều lo ngại về nguy cơ lây nhiễm coronavirus cho con người từ rác thải y tế nhiễm khuẩn.
Rác thải y tế, đặc biệt là rác thải từ khu vực cách ly và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19, bị vứt bỏ bừa bãi ngay bên trong khuôn viên của bệnh viện. Điều này gây nên nhiều lo ngại về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho con người từ rác thải y tế nhiễm khuẩn nhưng không được xử lý đúng cách.
Và khi mà COVID-19 vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt và chính phủ Venezuela vẫn chưa có thêm giải pháp khả dĩ nào để đối phó với dịch bệnh thì những người phụ nữ như cô Elena Suazo vẫn đang phải hàng ngày vào bệnh viện để chăm sóc người thân và làm những công việc của nhân viên y tế.
Khi COVID-19 chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" và chính phủ Venezuela vẫn chưa có thêm giải pháp khả dĩ nào để đối phó với dịch bệnh, thì những người phụ nữ như cô Elena Suazo vẫn phải hàng ngày vào bệnh viện để chăm sóc người thân.

Nguyễn Thuận

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI