Ăn heo nhiễm giun, 5 người ở Lai Châu nhập viện, 1 người tử vong

04/01/2018 - 20:30

PNO - Sau khi ăn tiết canh và đồ ăn chế biến từ thịt heo sống, nhiều người dân có triệu chứng tiêu chảy, sốt và đau dữ dội cơ bắp. Trong đó, 1 người đã tử vong dù không mắc bệnh liên cầu lợn.

Chiều 4/1, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh viện này đã tiếp nhận 2 ca bệnh nặng từ xã Mù Cả (Mường Tè, Lai Châu) sau khi giết thịt heo bệnh.

Theo tìm hiểu, vào đầu tháng 12/2017, nhiều người dân tại xã Mù Cả đã giết heo bệnh và ăn món tiết canh, món lạp xưởng (chế biến từ thịt heo sống). Sau khi ăn khoảng 5 ngày, 6 người xuất hiện đau bụng, tiêu chảy, sốt và đau dữ dội các cơ bắp.

An heo nhiem giun, 5 nguoi o Lai Chau nhap vien, 1 nguoi tu vong
Không chỉ có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, tiết canh còn ẩn chứa nhiều căn bệnh nguy hiểm chết người khác như giun xoắn ở lợn.

Những bệnh nhân này khi thở, ho, nói chuyện hoặc nuốt cũng rất đau. Các bệnh nhân được điều trị 5 ngày tại bệnh viện huyện sau đó chuyển ra Bệnh viện tỉnh Lai Châu điều trị. Tuy nhiên, 1 tuần sau đó, 2 bệnh nhân diễn biến quá nặng là anh P.P.H. 32 tuổi và anh L.L.G. 24 tuổi được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng gầy, suy kiệt, đau dữ dội các cơ, không thể nuốt được, nói rất khó khăn. Riêng bệnh nhân P.P.H. suy hô hấp, thở rất khó khăn vì đau và có những lúc loạn nhịp tim. Các bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun xoắn Trichinella spiralis, điều trị theo phác đồ đặc hiệu và chăm sóc tích cực, hỗ trợ dinh dưỡng.

An heo nhiem giun, 5 nguoi o Lai Chau nhap vien, 1 nguoi tu vong
 

Bệnh giun xoắn do ký sinh trùng có tên là Trichinella spiralis gây ra. Nguồn bệnh trong tự nhiên là các loài thú hoang dã như chuột, cáo, trăn...

Nếu người ăn phải thịt nhiễm kén có ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín, ấu trùng sẽ thoát kén tại dạ dày và di chuyển đến ruột non.

Tuy nhiên, sau 2 ngày bệnh nhân P.P.H. đột ngột xuất hiện ngừng tim và tử vong, còn bệnh nhân L.LG. hiện tiếp tục nằm điều trị.

Các bác sĩ cho rằng, sau 24 giờ, ấu trùng giun xoắn  Trichinella spiralis phát triển thành giun trưởng thành và xâm nhập ký sinh trong niêm mạc ruột non.

Sau 4 - 5 ngày, giun cái có thể đẻ ấu trùng. Trong thời gian khoảng 4-6 tuần, ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim và tới các tổ chức như tạo kén gây viêm và đau dữ dội.

Đặc điểm của bệnh giun xoắn là nếu nhiễm ở thực quản bệnh nhân sẽ đau không nuốt được, nếu nhiễm ở cơ hoành, cơ hô hấp mỗi khi thở sẽ đau dữ dội còn nếu nhiễm nhiều vào cơ tim có thể gây loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim.

H.Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI