Xe sang chết máy sau khi đổ xăng: Xăng pha tạp chất thiếu thành phần cháy

04/02/2016 - 10:12

PNO - PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho rằng, do xăng có chứa những tạp chất không phải là thành phần cháy nên không đảm bảo được quá trình cháy bình thường.

Xăng chứa tạp chất không kích thích quá trình cháy

Thời gian vừa qua, nhiều lái xe tại TP.HCM cho biết, xe (thậm chí là các xe sang như: Mercedes, Lexus...) của họ sau khi đổ xăng A95 của các cây xăng Petrolimex trên địa bàn đã xảy ra tình trạng xe bị hư hỏng, phải mang vào hãng sửa chữa. Tình trạng này không chỉ xảy ra tại TP.HCM mà ở Tiền Giang, nhiều người dân cũng phản ánh về tình trạng này.

Biểu hiện chung của những ca chết máy này là vừa đổ xăng, xe đi được một đoạn thì "lịm dần", khởi động nhưng không nổ được.

Trước vấn đề này, trao đổi với PV báo Phụ Nữ TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Giảng viên Viện Cơ khí động lực học, Đại học Bách Khoa bày tỏ: "Tôi cũng đã theo dõi những thông tin về việc này trong thời gian qua. Tôi thấy có nhiều vấn đề nhưng có thể là do chất lượng xăng không đảm bảo".

Lý giải cụ thể hơn, PGS.TS Long cho rằng, là do xăng có chứa những tạp chất không phải là thành phần cháy nên nó không đảm bảo được quá trình cháy bình thường. Trong xăng phải có một số lượng chất cháy nhất định, xăng đúng chất lượng phải có thành phần bay hơi rất tốt và đảm bảo thì nó mới có thể cháy được.

Xe sang chet may sau khi do xang: Xang pha tap chat thieu thanh phan chay
Một số người lái xe ô tô phản ánh bị chết máy sau khi đổ xăng A95 tại TP.HCM. Ảnh: Lao động

Còn nếu chứa tạp chất, tức là xăng kém chất lượng, có pha các thành phần khác. Nó chỉ thêm những thành phần là chất hữu cơ chứ không phải chất cháy nữa nên rất kém, khi vào buồng máy không có hơi, khởi động rất khó.

PGS cũng nhận định lại rằng, nhiều xe đổ xăng tại cây xăng đó mà cùng có hiện tượng như vậy thì khả năng do xăng là rất lớn. Còn muốn kiểm tra thành phần xăng thì đưa vào xét nghiệm hóa dầu sẽ biết chính xác ngay. Những thành phần của xăng phải có những chỉ số nhất định: nhiệt độ cháy, thành phần chưng cất, chỉ số cháy, chỉ số octan, cho vào kiểm tra một vài tiếng là biết kết quả.

Ông Long lấy dẫn chứng, cách đây khoảng 4 năm, cũng từng phát hiện vấn đề về xăng kém chất lượng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, sau khi đổ xăng hàng loạt các phương tiện đã bị cháy nổ, còn hiện tại các phương tiện lại có biểu hiện "lịm dần" rồi chết máy. "Chắc chắn là do xăng rồi, còn bây giờ phải xem nó có thành phần gì thì mới đánh giá được", PSG Long khẳng định.

Có sự khác biệt trong hậu quả giữa 2 lần phát hiện xe có vấn đề sau đổ xăng, Giảng viên trường Đại học Bách Khoa cho rằng: "Trước đây xảy ra hiện tượng cháy nổ là do bị pha với thành phần rất dễ cháy. Thành phần đó còn gây ra hiện tượng phá hủy, hoặc gây phồng rộp các chi tiết vật liệu bằng nhựa, cao su, dẫn đến rò rỉ, bay hơi nên dễ cháy nổ. Còn lần này, thành phần xăng lại không kích thích quá trình cháy, nên rõ ràng là ở tạp chất pha trộn ở hai lần là khác nhau".

"Có khả năng người ta cố tình pha thêm các tạp chất khác vào, ví dụ như những thành phần mà người kinh doanh nghĩ là không ảnh hưởng gì, nên người ta cứ pha vào cho xăng rẻ để bán được nhiều", PGS Long thẳng thắn bày tỏ.

Vị chuyên gia cũng phủ định các ý kiến đổ lỗi cho hệ thống không tương thích giữa tiêu chuẩn xăng trong nước và tiêu chuẩn xe quốc tế. Đây không là nguyên nhân của hàng loạt vụ việc xe sang chết máy.

PGS Long phân tích: "Tiêu chuẩn xăng của Việt Nam cũng dựa trên tiêu chuẩn xăng của nước ngoài, còn bảo là tiêu chuẩn xăng trong nước không phù hợp với tiêu chuẩn xe quốc tế thì không có, nó phải đáp ứng đủ chỉ tiêu".

Chưa có cây xăng nào bị đánh giá chất lượng kém?

Bây giờ các xe sang phải yêu cầu dùng A95, còn chạy A90 thì kém, không những kém mà còn có thể sẽ gây hại máy, hỏng máy nữa. Những tiêu chuẩn đó hoàn toàn là tiêu chuẩn của thế giới chứ không phải của Việt Nam.

Ở nước ta đưa ra các tiêu chuẩn xăng A92 hay A95 cũng phải dựa trên các tiêu chuẩn, phải theo các đặc điểm của xe chứ không phải Việt Nam tự nghĩ ra các tiêu chuẩn khác. Và phải theo yêu cầu chung, chứ không thể nói xăng trong nước không tương thích với xe nước ngoài. Tiêu chuẩn là như thế, nhưng vấn đề còn là do các doanh nghiệp có gian lận, pha chế thêm tạp chất hay không?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI