Trung Quốc trong vòng vây dư luận quốc tế

11/07/2014 - 07:49

PNO - PN - Nỗ lực tạo dựng hiện trạng mới ở Biển Đông của Trung Quốc (TQ) là điều “không thể chấp nhận được” - là ý kiến của các nhà ngoại giao Mỹ về đối tác châu Á khổng lồ của mình, trong bối cảnh Bắc Kinh vừa răn đe...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trước thềm đối thoại Mỹ - Trung về chiến lược và kinh tế, một hình thức tham vấn cao cấp thường niên giữa hai nước, tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 9-10/7, TQ đã “chào đón đối tác” bằng việc công bố tin Hạm đội Nam Hải của TQ ở Biển Đông vừa được tăng cường thêm ba tàu ngầm tên lửa kiểu 094, trong tổng số bốn tàu ngầm loại này Bắc Kinh đang sở hữu. Tuyên bố của Bắc Kinh được các nước trong khu vực hiểu như lời đe dọa là TQ có đủ binh lực để tiến hành tuần tra “xác định chủ quyền” ở Biển Đông và Thái Bình Dương.

Hành động trên của TQ càng vấp thêm sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, trong lúc dư luận vẫn còn đang lên án thái độ ngang ngược của TQ khi phi lý tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông thông qua việc ban hành bản đồ dọc với đường lưỡi bò 10 đoạn.

Tin TQ tăng cường ba tàu ngầm tên lửa ở Biển Đông được Washington tiếp nhận như một sự đe dọa. Báo Mỹ Washington Free Beacon dẫn lời Đô đốc hải quân Mỹ Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương nói, TQ đang ráo riết đóng các tàu ngầm tên lửa đạn đạo và ông cảnh báo, TQ sẽ có một “lực lượng răn đe hạt nhân trên biển” vào cuối năm 2014.

Trung Quoc  trong vong vay  du luan quoc te

Tàu ngầm tên lửa kiểu 094 của TQ - Ảnh: Navy.81.cn

Phát biểu trước đối tác TQ về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, Ngoại trưởng John Kerry, Trưởng phái đoàn Mỹ tham dự cuộc đối thoại ở Bắc Kinh nói, các quốc gia không thể hành động đơn phương để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền hoặc lợi ích. Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: “Một trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là cần thiết”, đồng thời đề nghị TQ “đóng góp và tham gia vào trật tự này, không tìm cách chống lại các chuẩn mực khu vực và toàn cầu”. Trước thái độ dứt khoát của phía Mỹ, TQ vẫn “bình chân như vại”, thể hiện qua phát biểu trước cuộc đối thoại của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, khi ông Tập tìm cách gạt tranh chấp sang một bên, nói TQ và Mỹ “có thể có quan điểm khác nhau, thậm chí xích mích về một số vấn đề nhất định”.

Phê phán thái độ gây hấn của TQ ở Biển Đông, Đại sứ Anh tại Việt Nam Antony Stokes khẳng định, Anh luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam với các nước Liên minh châu Âu (EU); đồng thời đặc biệt quan tâm đến những diễn biến ở Biển Đông cũng như vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông. Quan điểm nhất quán của Anh là các bên liên quan phải tôn trọng luật pháp quốc tế, đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trong một diễn biến mới, “mối quan hệ đặc biệt” giữa Nhật Bản và Úc, được xây dựng trên những cam kết hợp tác song phương trong chuyến thăm Úc của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (8-10/7), được các nhà phân tích cho là nhắm đến TQ, đang khiến Bắc Kinh giận dữ. Hãng tin AFP dẫn theo tờ The Australian Financial Review lời tiến sĩ John Lee, chuyên gia an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc Đại học Sydney nói rằng, Bắc Kinh không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận sự phát triển của mối quan hệ này. Không phải tự nhiên mà Nhật Bản cũng như Philippines, Việt Nam, thậm chí cả Hàn Quốc, đều buộc phải đối phó với Bắc Kinh.

 HÒA NINH (Theo AFP, TV5, Washington Free Beacon, TTXVN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI