Thứ tư là ngày lo lắng nhất trong tuần

04/04/2017 - 17:32

PNO - Những từ ngữ và emojis (những biểu tượng) chúng ta sử dụng có thể chỉ ra rất nhiều về trạng thái sức khoẻ tâm thần của bản thân.

Nhắn tin dần trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Đó là cách giúp mọi người giao tiếp với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Tin nhắn văn bản thể hiện mọi trạng thái của chủ nhân từ việc chịu áp lực, bị trầm cảm, hoặc thậm chí là ý nghĩ tự tử.

Một đường dây nóng tư vấn khẩn cấp tại Mỹ đã xác định nguy cơ tự tử hoặc tự gây thương tích của người sử dụng thông qua tin nhắn.

Cơ sở này đã giúp trao đổi 33 triệu tin nhắn với những người dùng đang rơi vào trạng thái khủng hoảng.

Tùy thuộc vào cách bắt đầu cuộc trò chuyện, từ ngữ sử dụng, hoặc thậm chí khuôn mặt emoji, trí tuệ nhân tạo sẽ phân từng đối tượng vào nhóm cảm xúc riêng.

Thu tu la ngay lo lang nhat trong tuan


Sự căng thẳng thường bao gồm những từ như “xấu”, “đoán”, hoặc “chẳng…nữa”.Những từ như “bồn chồn”, “đôi khi”, “khó khăn”, “cảm thấy”, thường đi kèm trạng thái lo lắng.

Cả hai từ “mẹ” và “bố mẹ” đều có thể gửi qua tin nhắn văn bản khi người dùng cảm thấy bị căng thẳng

Khi ai đó sử dụng emoji hình khuôn mặt khóc “:’(“, nó thường là dấu hiệu khả quan hơn trong tình huống khó khăn so với từ “tự sát”.

Mặt khác, dữ liệu của đường dây nóng này còn cho biết nhiều điều thú vị khác.

Ví dụ, thứ Tư là ngày gây lo lắng nhất trong tuần, và các cuộc khủng hoảng liên quan đến việc tự gây hại cho bản thân thường xảy ra vào giữa đêm.

Trước khi sử dụng máy tính, đường dây nóng ở Mỹ còn có một danh sách 50 từ giúp họ nhận biết đối tượng có nguy cơ tự tử cao. Những từ như “chết”, “cắt”, “tự tử”, “giết người”,…

Bằng trí tuệ nhân tạo tự học tập AI, cơ sở đường dây nóng đã tìm thấy thêm hàng nghìn từ ngữ và cụm từ cho thấy người dùng cần trợ giúp.

Tương tự, nhiều nhà khoa học tin rằng các chỉ báo sức khỏe tinh thần có thể ẩn chứa trong những bài viết trên mạng truyền thông xã hội.

Một nhóm đối tượng trong nghiên cứu nói chuyện công khai về nỗ lực tự tử, và nhóm còn lại không hề có ý nghĩ hoặc cảm giác muốn tự tử.Một công ty khởi nghiệp chuyên phân tích về sức khỏe tâm thần, nghiên cứu các dòng tweets từ hàng trăm người dùng trên mạng xã hội Twitter.

Kết quả, nhóm nói về việc tự sát sử dụng những emoji biểu hiện sự buồn bã thường xuyên hơn, chẳng hạn như trái tim xanh hoặc trái tim tan vỡ.

Vì vậy, nếu nhận thấy bạn bè thường xuyên sử dụng những từ ngữ tiêu cực, cùng emoji sầu thảm, chúng ta cần quan tâm đến họ nhiều hơn để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Ngọc Hạ (Theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI