Thị trưởng đi... ngủ bụi

16/01/2015 - 15:50

PNO - PN - Hằng đêm, khoảng 300 người phải ngủ ngoài đường phố ở London. Họ có thể là những người thông minh, dễ gần và phần đông đều muốn làm việc. Họ không khác những người đang vội vã trên đường về nhà sau giờ làm. Họ chỉ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thi truong di... ngu bui

Thị trưởng Boris Johnson ngủ bụi với những tấm cạc tông lót lưng - Ảnh: Standard

Hành trang của thị trưởng chỉ là một túi ngủ, vài tấm cạc tông lót dưới lưng. Họ trải nghiệm một đêm vỉa hè trên đường Gresham, cách nhà thờ St. Paul không xa. Đêm đó, thời tiết khá lạnh, nhưng không quá khắc nghiệt như những mùa đông năm trước. Túi ngủ khá ấm, và cạc tông làm giường, họ qua đêm không quá vất vả, cũng không gặp sự cố nào. Tuy nhiên, thị trưởng không dành trọn đêm để ngủ, ông trầm mặc nhìn những ngọn đèn đường, những đốm sáng trên cao ốc văn phòng. Ông nhớ lại lời nhân viên tình nguyện cảnh báo mình rằng, sau bảy đêm sống trên đường phố, nhiều người đã mắc bệnh tâm thần, và bây giờ ông hiểu tại sao.

Thi truong di... ngu bui

Hai nhân viên tình nguyện tình cờ tiếp cận Thị trưởng London Boris Johnson (giữa) khi ông Johnson ngủ bụi - ẢNH: INDEPENDENT

Tháng 12/2009, Hoàng tử William cũng đã ngủ bụi một đêm tại khu vực Blackfriars Bridge, trung tâm London. Dù được trang bị và có hệ thống an ninh bảo vệ, hoàng tử nói, trải nghiệm này đã giúp hoàng tử hiểu thêm về hoàn cảnh của những người không nhà.

Thật tình cờ, trong lúc vị thị trưởng ngủ bụi, hai nhân viên tình nguyện của tổ chức từ thiện giúp người không nhà St. Mungo’s đã tiếp cận ông. Trước đó, họ đã hướng dẫn hai người Nga ngủ trên ghế đá công viên gần đó về ngủ tại trung tâm. Hai nhân viên này rất vui khi biết mục đích trải nghiệm một đêm không nhà của thị trưởng.

Thi truong di... ngu bui

Hoàng tử William cũng từ ngủ bụi vào một đêm lạnh âm 4 độ C, năm 2009 - Ảnh: Daily Mail

Clint (54 tuổi) bị chẩn đoán dương tính HIV ba năm trước, tiếp đó, trí nhớ của anh dần kém đi, anh không nhớ được những việc mới làm hôm trước. Tệ hơn, thận anh có vấn đề phải điều trị trong sáu tuần. Khi đỡ hơn một chút, cũng là lúc tiền thuê nhà cùng những chi phí khác khiến Clint trắng tay và phải dọn khỏi chỗ trọ. Không gia đình hay người thân, anh đành lang thang ngoài đường. Keith (20 tuổi), sau những bất đồng với cha dượng, anh bị đuổi khỏi nhà. Ban đầu, anh ngủ nhờ nhà bạn, nhưng vì không có địa chỉ cố định, anh không thể tìm được việc làm. Sau hai tháng ngủ nhờ, anh đành phải ngủ ngoài hè phố.

Những trường hợp như Keith và Clint, sau một thời gian bất chấp nguy hiểm từ thời tiết, bị người say rượu tấn công, họ may mắn được những tổ chức từ thiện như No Second Night Out (Không có đêm ngủ bụi thứ hai) giúp đỡ. Tại đây, họ được tắm rửa, ăn uống, phòng ngủ chung, tuy không có giường nhưng sạch sẽ và an toàn. NSNO cố tình để tình trạng không quá tiện nghi, để những người không nhà không quá phụ thuộc vào đây. Họ khuyến khích và giúp đỡ nạn nhân tìm về gia đình hoặc các tổ chức chính phủ để cải thiện cuộc sống của mình.

Những tổ chức như NSNO hoạt động phần lớn nhờ vào tiền đóng góp và tình nguyện viên. Họ được xem là những người lính, anh hùng trong xã hội văn minh. Ngoài sự nhiệt tình, họ còn được đào tạo để không phân biệt đối xử với người nhập cư trái phép, người nghiện ngập. Nhưng, nguồn tài chính của các tổ chức này không phải lúc nào cũng dồi dào. Vì vậy, việc Thị trưởng London Boris Johnson tự mình ngủ bụi, qua đó kêu gọi cộng đồng san sẻ khó khăn của những người không nhà, đã được dư luận quan tâm và hưởng ứng.

Những tổ chức từ thiện như St. Mungo’s, NSNO kể trên đã giúp hàng ngàn người cơ nhỡ trở lại cuộc sống bình thường. Với sự giúp đỡ của NSNO, Clint đã có nơi ở và việc làm. Keith đã sum họp với gia đình sau khi được tổ chức từ thiện này làm cầu nối thuyết phục từ hai phía.

PHAN QUỲNH DAO (Theo Evening Standard)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI