Thái Lan vinh danh 3 nhà khoa học có những đóng góp trong phát triển vắc xin ngừa COVID-19

16/11/2021 - 15:33

PNO - Hôm 15/11, Thái Lan đã trao Giải thưởng Hoàng tử Mahidol cho 3 nhà khoa học đến từ Canada, Hungary và Mỹ. Đây là những nhà khoa học đã có đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu và phát triển vắc xin COVID-19 theo công nghệ mRNA.

 

Giáo sư Cullis
Giáo sư Cullis

 

Giáo sư Tiến sĩ Weissman
Giáo sư Tiến sĩ Weissman

Giải thưởng Hoàng tử Mahidol là một giải thưởng thường niên, được Hoàng gia Thái Lan thành lập năm 1992, nhằm ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong y học và sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. 
 

Tiến sĩ Katalin Kariko
Tiến sĩ Katalin Kariko

 

Trong năm nay, giải thưởng này đã được trao cho Phó Giáo sư Tiến sĩ Katalin Kariko đến từ Hungary, Giáo sư Tiến sĩ Y khoa Drew Weissman từ Mỹ, và Giáo sư Tiến sĩ Pieter Cullis từ Canada. Ông Tanee Sangrat - Tổng cục trưởng Cục Thông tin thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan, đồng thời là Chủ tịch Tiểu ban Quan hệ công chúng của Tổ chức Giải thưởng Hoàng tử Mahidol - cho biết.

Giải thưởng, được công bố tại Bệnh viện Siriraj hôm 15/11, đã được trao cho các nhà khoa học nói trên nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của họ trong việc phát triển vắc-xin mRNA giúp ngăn ngừa COVID-19, sau khi bình chọn từ 86 ứng viên thuộc 35 quốc gia tại một cuộc họp vào ngày 26/10 do Công chúa Maha Chakri Sirindhorn chủ trì, ông Sangrat cho biết thêm.

Ông Vicharn Panich - Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng quốc tế của Tổ chức Giải thưởng Hoàng tử Mahidol - nói rằng công trình của Phó giáo sư Tiến sĩ Kariko và Giáo sư Tiến sĩ Weissman đã giúp thế giới nhanh chóng có được vắc xin COVID-19 mRNA.

“Các nhà khoa học này đã làm việc cùng nhau để phát triển công nghệ mRNA trong y học. Năm 2006, họ phát hiện ra rằng việc điều chỉnh nucleoside trong các sợi mRNA có thể làm giảm các phản ứng của tế bào đối với RNA ngoại lai. Đây là một bước quan trọng trong công nghệ mRNA”, ông Vicharn giải thích.

Trong khi đó, Giáo sư Cullis là người tiên phong trong nghiên cứu các hạt nano lipid, được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như dùng để vận chuyển thuốc đến các tế bào ung thư mà không gây tổn thương quá nhiều đến các mô xung quanh, ông Vicharn cho biết thêm.

Thành tựu của Giáo sư Cullis không chỉ làm cho vắc xin COVID-19 mRNA trở nên khả thi mà còn tạo ra một cách để đưa các sợi axit nucleic vào tế bào một cách an toàn”, ông Vicharn nói.

Nhất Nguyên (theo The Bangkok Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI