Tấp nập vá lưới mùa ‘biển động, tàu neo’

31/01/2015 - 07:13

PNO - PN - Tháng 10 đến tháng Chạp âm lịch được xem là mùa vá lưới ở các làng biển Bình Định. Những nhóm phụ nữ tập trung lại, người may, người vá, tỉ mẩn bên những tấm lưới, không khí làng chài cũng rộn ràng hơn.

edf40wrjww2tblPage:Content

Tap nap va luoi mua ‘bien dong, tau neo’

10 Một tấm lưới rút dài 350m, sâu 70m với đang được tổ lưới Tám Sanh nhận làm. Làm tấm lưới này cần 100 công/ngày, với 10 công thì tấm lưới này phải làm trong 10 ngày.

Thời điểm này biển động, tàu neo đậu bến, các chủ tàu, bạn tàu tranh thủ nghỉ ngơi, kiểm tra, tu sửa máy móc cho chuyến biển mới. Thuyền đậu, người nghỉ, những tấm lưới, tấm mành, dụng cụ khai thác... được đem ra thay mới, sửa chữa tùy theo nhu cầu.

“Sau mỗi con trăng, thuyền về bến là chị em ra đón người, đón cá mực rồi tất tả may vá, dặm lại những khoang lưới rách, cũ. Công việc vá lưới diễn ra quanh năm, suốt tháng. Lưới mới chỉ làm một lần, dùng cho nhiều mùa biển. Mỗi chuyến biển, vài ba mối nối bị đứt, đường lưới bị hư... Công việc vá lưới theo đó mà thành”, bà Trần Thị Xuân (60 tuổi, ở làng biển Xuân Thạnh, xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định), một phụ nữ gắn bó với công việc làm lưới hơn 40 năm cho hay.

Ban đầu, nhà ai vá lưới nhà đó, sau này tàu nhiều, lưới nhiều nên phải thuê công làm. Phụ nữ làng biển ai cũng biết làm lưới, người này học người nọ mà thành nghề.

Tap nap va luoi mua ‘bien dong, tau neo’

Tổ lưới Tam Sanh có17 người làm lưới, vá lưới thường xuyên. Mỗi năm, tổ nhận làm lưới cho hơn 100 tàu cá ở địa phương và nhiều tàu cá ở các cảng khác.

Cô Trần Thị Phượng (49 tuổi, thôn Nhuận An, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn), tổ trưởng tổ lưới Tam Sanh, nói: “Tổ lưới chia thành hai nhóm, nhóm chuyên làm lưới mới và sửa lưới. Sửa lưới cũ, tiền công 100.000 đ/người/ngày, làm lưới được trả 150.000 đ/người/ngày. Công việc nào cũng đòi hòi người làm chăm chỉ, tỉ mẩn, nhưng làm lưới mới nhọc công, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn tiền công nhiều hơn”.

Dụng cụ làm lưới đơn giản, gồm lưới, ghim móc, kéo... Công đoạn làm lưới bắt đầu từ việc se lưới, treo lưới và móc những sợi cước chéo qua chéo lại, ở những mối nối của lưới phải chắc, đều tay, không để bung khi quăng lưới xuống biển.

“Làm nghề không khó, người nhanh học 1 tuần, người chậm học 1 tháng nhưng nghề này đòi hỏi người làm phải cẩn trọng, tỉ mỉ và chịu khó”, cô Đặng Thị Năm (47 tuổi, TP. Quy Nhơn), người có thâm niên 15 làm lưới thuê ở cảng cá Quy Nhơn chia sẻ.

Tap nap va luoi mua ‘bien dong, tau neo’

Vá lưới trở thành nghề sống được nhiều gia đình ở các làng biển. “Hai vợ chồng lấy nhau 4 năm, có 2 mặt con. Chồng bám biển, mình ở nhà đi làm công, làm mướn khắp vùng. Hai năm nay, theo mọi người làm lưới, thu nhập hơn 100.000 đ/ngày dùng chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, nhờ đó mà cuộc sống bớt khó khăn”, chị Lê Thị Anh Sự (27 tuổi) ở làng biển Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn) tâm sự.

Ở đâu có nghề biển, ở đó có những người phụ nữ làm công việc may, vá lưới. Nhiều chị em cùng tập hợp thành tổ, đội đi vào các cảng cá ở địa phương khác làm lưới.

Tap nap va luoi mua ‘bien dong, tau neo’

Tap nap va luoi mua ‘bien dong, tau neo’

Tap nap va luoi mua ‘bien dong, tau neo’

Thay vì quay cước, xe sợi như trước đây, ngày nay chị em mua sẵn những ghim cước đã quấn sẵn, dễ đan, đỡ tốn thời gian.

“Mùa chính thì làm lưới ở nhà, các thời điểm khác, thuyền về cảng nào, chị em lại theo xe vào đó làm lưới. Lúc đi Đà Nẵng, lúc vào Nha Trang, Vũng Tàu... vừa làm cho tàu mình, vừa nhận thêm của nhiều tàu khác, tăng thu nhập cho mọi người”, cô Nguyễn Thị Hiền (48 tuổi, Thạnh Xuân Bắc, Hoài Hương) nói.

THU DỊU

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI