Sức lan tỏa của một mô hình

02/12/2013 - 22:11

PNO - PNO - Nhằm tạo điều kiện cho chị em phát triển kinh tế, xây dựng hạnh phúc gia đình, Hội LHPN huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã phối hợp với Phòng VHTT huyện tổ chức các CLB “Xây dựng gia đình phát triển bền vững”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Huyện miền núi An Lão dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Nơi đây vẫn còn nặng những suy nghĩ cổ hũ, hủ tục lạc hậu như nghi kỵ cầm đồ thuốc độc, tảo hôn,… Đặc biệt, trong cuộc sống thường ngày, phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi. Xuất phát từ thực tiễn, mô hình CLB “Xây dựng gia đình bền vững” của Hội LHPN huyện An Lão ra đời từ năm 2012.

Suc lan toa cua mot mo hinh
Buổi sinh hoạt của CLB “Xây dựng gia đình phát triển bền vững" ở An Lão

Thí điểm ở ba xã An Dũng, An Tân và Thị trấn An Lão, 21 CLB ở các thôn xóm được xây dựng và hoạt động. Mô hình mới, tạo được nét riêng, thú vị và đặc biệt là bổ ích cho phụ nữ. 3 tháng sinh hoạt một lần, mỗi lần sinh hoạt thường xuyên lồng ghép với nhiều chương trình như Vận động xây dựng gia đình năm không, ba sạch; chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới; xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư… Trong những buổi sinh hoạt định kỳ của CLB, sinh hoạt hội phụ nữ thôn, xã, những kiến thức về phát triển kinh tế, nuôi con, chăm sóc gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc…được chị em chia sẻ để học hỏi nhau.

Suc lan toa cua mot mo hinh
Trao tặng mái ấm tình thương cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Chỉ từ 3 xã điểm với 21 CLB/ 2.498 thành viên, đến nay toàn huyện An Lão đã có 57 CLB ở khắp 10 xã, thị trấn. Bà Nguyễn Thi Yến - Chủ tịch Hội LHPN huyện An Lão, cho biết: “Mô hình CLB “xây dựng gia đình bền vững” tuy còn mới nhưng góp phần thiết thực vào cuộc sống của chị em. Mô hình này góp phần giảm tình trạng bạo lực gia đình, thay đổi suy nghĩ của chị em. Kinh phí hoạt động mô hình 1 triệu đồng/năm, còn một số khó khăn do chị em chưa có kỹ năng, thuyết phục các hội viên tham gia còn khó khăn… Năm 2014, tất cả các thôn, xã trong toàn huyện đều có CLB”.

Suc lan toa cua mot mo hinh
Sổ tiết kiệm giúp chị em vượt khó

Trên địa bàn huyện trước đây còn xảy ra tình trạng tảo hôn, con em trong độ tuổi đi học không tới trường, bạo lực gia đình, nghi kỵ cầm đồ thuốc độc… Sự ra đời của CLB đã thu hút sự tham gia của chị em, đặc biệt là chị em dân tộc thiểu số, suy nghĩ của họ thay đổi, tích cực. Chị Đinh Thị Rét, một phụ nữ dân tộc H’re (thôn 2, xã An Nghĩa, An Lão, Bình Định), nói: “Nhờ tham gia vào các buổi sinh hoạt, tuyên truyền do CLB tổ chức, tôi đã hiểu hơn về bạo lực gia đình. Một điều nhịn là chín điều lành, trước đây mình không biết nên thường xuyên xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn vợ chồng. Khi tham gia CLB, được thông tin, hiểu biết hơn nên suy nghĩ của mình thay đổi, bản thân chồng mình thay đổi tích cực hơn”.

Suc lan toa cua mot mo hinh
Phụ nữ H’re xã An Vinh (An Lão) cùng nhau lên rẫy

Các chị em khi tham gia CLB đã học hỏi được kinh nghiệm xây dựng kinh tế gia đình, nhiều chị em đã thoát nghèo từ đồng vốn Hội. Có chị em gặp hoàn cảnh khó khăn, được Hội PN hỗ trợ xây nhà, tặng sổ tiết kiệm. Chị Vương Thị Lựu (thị trấn An Lão, huyện An Lão, Bình Định), cảm động nói: “Phận già neo đơn, trong nhà còn có mẹ già, sinh hoạt hàng ngày trông chờ vào ít sào ruộng đắp đổi. Căn nhà rách nát, may nhờ các chị em trong Hội PN gom góp ủng hộ, trao cho gia đình tôi một sổ tiết kiệm. Mẹ con tôi cảm ơn các chị em, cán bộ trong hội PN các cấp”.

Phụ nữ huyện An Lão còn tích cực tham gia những hoạt động có ích với cộng đồng, ví như Hội PN xã An Quang (An Lão) vận động CB, CNVC trong xã nói không với thuốc lá… Nhờ những mô hình hay, hoạt động tốt, thời gian qua Hội LHPN huyện An Lão đã tạo được niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho phụ nữ trong toàn huyện.

DỊU DỊU

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI