Sức khỏe sinh sản của phụ nữ Bangladesh bị tàn phá nặng nề

08/05/2023 - 19:07

PNO - Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng duyên hải của Bangladesh trở thành nỗi ám ảnh với sức khỏe và thể chất của phụ nữ nơi này.

Asma Akhter là một trong hàng nghìn trường hợp phụ nữ Bangladesh phải mưu sinh dựa vào sông ngòi nhiễm mặn, nguồn nước mang lại thủy sản và sinh kế cho gia đình cô, nhưng cũng tàn phá cuộc sống và cơ thể của cô – Ảnh: NBC
Asma Akhter là một trong hàng ngàn trường hợp phụ nữ Bangladesh phải mưu sinh dựa vào sông ngòi nhiễm mặn, nguồn nước mang lại thủy sản và sinh kế cho gia đình cô, nhưng cũng tàn phá cuộc sống và cơ thể của cô
Cô Asma Akhter vẫn còn giữ vỉ đựng các loại thuốc cô đã dùng để điều trị nhiễm trùng tử cung và chảy máu nhiều sau phẫu thuật. Khoảng 6 tháng trước, ở tuổi 25, cô Akhter đã phải trải qua ca giải phẫu cắt bỏ tử cung, vì “cơn đau không thể chịu nổi” sau lần sinh hạ thứ 2. Các bác sĩ cho biết, cô bị bệnh là do tiếp xúc với nước mặn quá nhiều – Ảnh: NBC
 Asma Akhter vẫn còn giữ vỉ đựng các loại thuốc cô đã dùng để điều trị nhiễm trùng tử cung và chảy máu nhiều sau phẫu thuật. Ở tuổi 25, cô Akhter đã phải trải qua ca giải phẫu cắt bỏ tử cung. Các bác sĩ cho biết, cô bị bệnh là do tiếp xúc với nước mặn quá nhiều
Rừng Sundarbans ở phía nam Bangladesh là khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Nhiều phụ nữ trong khu vực phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe sinh sản nghiêm trọng do hàm lượng muối ngày càng tăng trong các nguồn nước địa phương, khiến các cộng đồng cư dân bản địa hầu như không còn khả năng tiếp cận nước sạch – Ảnh: NBC
Rừng Sundarbans ở phía nam Bangladesh là khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Nhiều phụ nữ trong khu vực phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe sinh sản nghiêm trọng do hàm lượng muối ngày càng tăng trong các nguồn nước địa phương
Lipi Khanom, 28 tuổi, sống ở Kolibari, một ngôi làng gần Sundarbans. Cô cho biết, trong 2 năm qua, bản thân đã phải chịu đựng tình trạng kinh nguyệt không đều và đau bụng dưới – Ảnh: NBC
Lipi Khanom, 28 tuổi, sống ở Kolibari, một ngôi làng gần Sundarbans. Cô cho biết, trong 2 năm qua, bản thân đã phải chịu đựng tình trạng kinh nguyệt không đều và đau bụng dưới
Shefali Bibi (ảnh trái), 45 tuổi, là một trong các nữ hộ sinh giàu kinh nghiệm nhất trong làng Kolibari, đã tận mắt chứng kiến tình trạng xâm nhập mặn và suy dinh dưỡng gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai trong cộng đồng của bà như thế nào. Bà Bibi luôn mang theo bộ dụng cụ hỗ trợ sinh sản (ảnh phải) khi đến chăm sóc phụ nữ trong vùng, 94 người trong 5 năm qua – Ảnh: NBC
Shefali Bibi (ảnh trái), 45 tuổi, là một trong các nữ hộ sinh giàu kinh nghiệm nhất trong làng Kolibari. Bà đã tận mắt chứng kiến tình trạng xâm nhập mặn và suy dinh dưỡng gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai trong cộng đồng của bà như thế nào. Bà Bibi luôn mang theo bộ dụng cụ hỗ trợ sinh sản (ảnh phải) khi đến chăm sóc phụ nữ trong vùng
Sakila Akhtar, cô bé phải làm vợ ở tuổi 12, đã chấp nhận bị cướp đi thời thơ ấu để giúp gia đình thoát nghèo, khi sinh kế của người dân vùng duyên hải Bangladesh ngày càng bị đe dọa bởi hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn – Ảnh: NBC
Sakila Akhtar, cô bé phải làm vợ ở tuổi 12, đã chấp nhận bị cướp đi thời thơ ấu để giúp gia đình thoát nghèo, khi sinh kế của người dân vùng duyên hải Bangladesh ngày càng bị đe dọa bởi hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn
Akhtar (áo choàng đỏ) cho biết cô từng mơ ước trở thành chính trị gia để thay đổi số phận của người dân quê hương mình, nhưng giờ cô đã là mẹ của bé gái 1 tuổi rưỡi (áo hồng) – Ảnh: NBC
Akhtar (áo choàng đỏ) cho biết cô từng mơ ước trở thành chính trị gia để thay đổi số phận của người dân quê hương mình, nhưng giờ cô đã là mẹ của bé gái 1 tuổi rưỡi (áo hồng) 
Cô Akhtar chia sẻ: “Tôi muốn khám phá thế giới theo nhiều cách và biết cách làm nhiều thứ như đồ thủ công, nhưng giờ tôi phải đi làm công mỗi ngày trong khi bồng con”. Cô Akhtar phải trải qua kinh nguyệt gián đoạn và khí hư ra nhiều, bác sĩ khuyên cô tắm bằng nước ngọt, nhưng không còn nguồn nước ngọt nào ở gần – Ảnh: NBC
Cô Akhtar phải trải qua kinh nguyệt gián đoạn, bác sĩ khuyên cô tắm bằng nước ngọt, nhưng không còn nguồn nước ngọt nào ở gần

Giới chuyên gia và những người tán thành thường xem Bangladesh là “chỉ dấu đầu tiên” cho cuộc khủng hoảng khí hậu, bởi tính chất khu vực rất dễ chịu tác động khi băng tan và nước biển dâng. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy khoảng 20 triệu dân nước này bị ảnh hưởng do độ mặn tăng lên trong nước uống.

Độ mặn quá mức trong nước uống sẽ làm tăng lượng natri được hấp thụ và có liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp, kèm theo tiền sản giật cao hơn ở phụ nữ mang thai. Việc tiếp xúc với nước mặn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường sinh sản và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữ.

Trường An (theo NBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI