Sách quý về lễ phục nhà Nguyễn

06/03/2014 - 03:32

PNO - PN - Nhà nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật cổ người Huế Trần Đình Sơn vừa giới thiệu nhiều tư liệu, hình ảnh quý về triều Nguyễn trong cuốn sách mới Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945, ra mắt độc giả tại Thư viện Khoa...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ấn phẩm giới thiệu bộ tranh quý có tên Đại lễ phục triều đình An Nam (Grande tenue de la Cour d’Annam) gồm 54 bức về các bộ lễ phục của nhà Nguyễn do Biên tu Viện hàn lâm hưu trí Nguyễn Văn Nhân vẽ vào năm Thành Thái 14 (1902). Tác giả cho biết, ông có trong tay bản sao bộ tranh này từ năm 2009 nhờ hai người bạn ở Pháp mang về tặng. Biết đây là tài liệu quý, nhưng ông không đủ tiền mua tranh gốc, cơ quan chức năng cũng không kịp trở tay. Bộ tranh sau đó được đưa đi đấu giá tại Mỹ với mức khởi điểm hàng chục nghìn USD rồi biệt tăm. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn bày tỏ sự tiếc nuối: “Bộ tranh quý của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân sau 110 năm rời quê nhà, vẫn chưa đủ duyên trở về cố quốc là điều đáng tiếc đối với những ai nặng lòng với di sản văn hóa Việt Nam”.

Sach quy ve le phuc nha Nguyen

Phẩm phục hoàng hậu, thứ phi và tam phi

Bộ tranh gồm các bức tranh màu nước và bột màu trên giấy (khổ 23 x 31cm) vẽ trang phục theo từng địa vị, chức tước, phẩm hàm của các nhân vật từ vua, hoàng hậu, hoàng thân đến quan lại, binh lính. Tác giả còn đưa ra những thông tin khảo cứu về tiểu sử người vẽ, nguyên nhân ra đời bộ tranh. Ngoài ra, cuốn sách còn in nguyên tác và bản dịch của phần Mũ áo - Bộ Lễ nói về mũ áo của triều đình xưa trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ; ảnh chụp hoàng đế, hoàng hậu, hoàng thái hậu, triều thần nhà Nguyễn; hình ảnh hiện vật phượng bào, tứ linh bào, áo giao lĩnh, trang sức…

Sach quy ve le phuc nha Nguyen

Tác giả Trần Đình Sơn giới thiệu cuốn sách

Đây là những tư liệu về phẩm phục nhà Nguyễn được miêu tả hết sức chi tiết, từ màu sắc đến hoa văn trang trí. “Lâu nay ai cũng nhớ, biết một vài hình ảnh về lễ phục triều đình Nguyễn, nhưng hiếm ai thấy được toàn bộ. Đối với giới làm nghề thời trang, sân khấu, phim ảnh…, đây là những tư liệu căn bản để tái hiện, phục chế trang phục xưa cho chính xác”, tác giả chia sẻ. Có mặt tại buổi ra mắt sách, NSƯT Thành Lộc cho rằng: “Tôi làm sân khấu nên rất quan tâm đến lĩnh vực này, thật là đại phước khi thấy được bộ tranh. Sân khấu có quyền ước lệ, nhưng đó chỉ là biện pháp an toàn để không bị sai khác với lịch sử. Những thông tin, hình ảnh trong sách như lễ phục triều đình cũng có màu tím chứ không chỉ là vàng, đỏ, những chi tiết hoa văn, trang trí phân biệt quan văn, quan võ v.v… giúp bổ sung, cân bằng cho góc nhìn hạn hẹp của chúng tôi”. Đạo diễn Lê Quý Dương, người năm lần tham gia dàn dựng chương trình cho Festival Huế, nói: “Tôi đã có chỗ để tìm tới” trong việc phục dựng đại lễ thiết triều ở điện Thái Hòa cho Festival Huế 2016, sau nhiều mùa dùng trang phục không chuẩn do thiếu nguồn tham khảo.

 V.Tiến

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI