Nói quá thì ảnh giận dỗi quăng hết lại bảo ngon thì giữ hết đi...

18/12/2016 - 11:33

PNO - Đêm, anh không ngủ lại với lý do không quen thức khuya. Bàn bạc mãi, cuối cùng, người vào chăm là mẹ đẻ chị . Chỉ khi ở bên mẹ , tôi mới thấy chị cười, dù là nụ cười gượng.

Chị nhăn nhó kêu đau. Phải rồi, với cánh tay bị gãy cùng vết xây xước khắp người, không đau mới lạ . Nhưng so với những người bị tai nạn giao thông được đưa vào đây, chị còn may mắn và hạnh phúc lắm.

Xế chiều, chị đang thiu thiu ngủ thì anh chồng ùa vào, trên tay là cái giỏ cói. Anh đặt giỏ lên đầu tủ , nhăn nhó : “Đi đứng kiểu gì vậy?”. Chị chớp chớp mắt: “Em đi cẩn thận lắm, chồng biết rồi mà !”. Anh chồng hừ mũi, chị cúi đầu: “Là em bị cướp mà , chúng nó giật mất giỏ xách của em. Tiền em mang đi nộp học cho con ấy, mất rồi!”. “Cái gì , bị cướp hoài vậy? Mất nhiêu?”.

Chị cúi đầu không lên tiếng, mà có cũng không thể cạnh tranh với chồng. Anh ngồi phịch xuống mé giường: “Người gì đểnh đoảng. Năm ngoái đi du lịch thì mất túi xách, hơn chục triệu đi tong. Nay bị cướp, lần này mất không dưới chục tôi không làm người. Làm ăn ngày một khó, kiếm được đồng tiền, đổ mồ hôi sôi nước mắt chứ dễ đâu!”. Anh nói cứ nói, chị im cứ im. Cả bệnh nhân lẫn người nhà đều nhìn chị đầy thương cảm.

Noi qua thi anh gian doi quang het lai bao ngon thi giu het di...

Đêm, anh không ngủ lại với lý do không quen thức khuya, chân tay lại vụng về , không biết nâng giấc chị thế nào. Bàn bạc mãi, cuối cùng, người vào chăm là mẹ đẻ chị . Chỉ khi ở bên mẹ , tôi mới thấy chị cười, dù là nụ cười gượng.

Sau bữa sáng nhờ tôi mua thức ăn, chị có vẻ cởi mở hơn. Rất tự nhiên, chị kể về hoàn cảnh của mình. Anh Vinh chồng chị là người đàn ông tốt, chịu khó làm ăn, mỗi tội vô tâm và hơi keo kiệt. Từ ngày lấy nhau, anh là người tay hòm chìa khóa. Là dân kế toán nên anh lập một bảng dự kiến chi tiêu và cứ thế mà theo. Cuối tháng, anh phân tích tình hình chi tiêu trong nhà , khoản nào thâm, khoản nào dư.

Lương chị lấy về , anh giữ tất, chỉ đưa cho chị một khoản chi tiêu, nói vợ chồng còn nhiều thứ phải lo. Ban đầu chị thấy bình thường, có người quản lý giùm càng khỏe, đỡ đau đầu. Nhưng khi có con, bao nhiêu thứ phải mua sắm, bao nhiêu khoản phát sinh đột xuất, chưa kể mối quan hệ bên ngoài của chị ngày càng mở rộng. Mà mở miệng lấy tiền thì anh nhăn nhó khó chịu, nói phải tiết kiệm.

Lần đi du lịch ấy, chị bỏ quên túi xách trong quán là thật. Xe đi một quãng xa chị mới phát hiện, đành chịu mất. Thật ra, chị đã tìm lại được do trong túi chị có điện thoại; ngoài cái điện thoại, trong túi chẳng còn gì quý giá, nhưng chị phải nói dối anh đã để toàn bộ ví tiền, giấy tờ trong đó. Bởi nói ra thì xấu hổ, ngay những thứ hàng tháng của phụ nữ cũng được đưa lên bảng kế hoạch thì chị không chịu nổi.

Thấy tôi ngập ngừng, chị gật đầu như xác nhận điều tôi đang nghĩ. Chị ngã xe sáng nay là thật, nhưng không bị mất túi. Có điều, lúc này chị không có khoản gì cần chi tiêu, nên sẵn cú ngã, chị “làm luôn”.

“Nói không ăn thua đâu em ơi. Nói quá thì ảnh giận dỗi quăng hết lại bảo ngon thì giữ hết đi, đau đầu chứ ích lợi gì, rồi vợ chồng lại cắng đắng, chiến tranh lạnh. Không lẽ giờ lôi nhau ra tòa, còn con cái thì sao, ảnh cũng đâu để vợ con bị đói bữa nào”. Chị nói với tôi, như thể đang tự an ủi mình.

Tiền kiếm được thì tiêu, miễn đừng phung phí. Tôi biết có những phụ nữ lặng lẽ cất riêng mỗi ngày một ít, phòng khi trái gió trở trời, khi túng ngặt hoặc làm chút vốn lận lưng, lỡ gia đình gặp chuyện, phòng khi cần mua sắm hay biếu bố mẹ, cho em út tí chút, đỡ hỏi xin tiền chồng.

Tiết kiệm như anh là tốt, nhưng để thành khắt khe, keo kiệt đến mức tạo cảm giác bức bối cho người thân thì không ổn chút nào.

Thái Phan

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI