NASA tìm thấy ‘Trái đất 2.0’

24/07/2015 - 06:50

PNO - PN - Các nhà vật lý thiên văn tại NASA đã công bố việc họ tìm thấy một hành tinh mới giống Trái đất tại một cuộc họp báo ngày 24/7 (giờ Việt Nam). Phát hiện mới này là kết quả thu thập từ sứ mệnh của tàu không gian Kepler, một...

NASA tim thay ‘Trai dat 2.0’

Những hình ảnh mới nhất của Trái đất nhìn từ không gian do Đài quan sát khí hậu Deep Space của NASA ghi lại - Ảnh: Telegraph/NASA

Tại cuộc họp báo được giới khoa học và cả thế giới chờ đợi, Giám đốc khoa học của NASA John Grunsfeld tuyên bố hành tinh mới phát hiện là "Trái đất 2.0" và "gần nhất cho đến nay" với ngôi nhà chung của chúng ta - cách trái đất 1.400 năm ánh sáng. Kepler-452b cùng với Kepler-186F, được tìm thấy trước đó và công bố năm 2014, có nhiều điểm tương đồng với Trái đất.

Tuy nhiên, Kepler-452b giống Trái đất nhất cho đến nay, mặt trời của hành tinh này lớn hơn 4% và độ sáng mạnh hơn 10% so với Mặt trời của chúng ta. Kepler-452b mất 385 ngày để hoàn thành một vòng bay quanh “mặt trời” của nó, vì vậy chu kỳ quỹ đạo của nó dài hơn Trái đất 5%.

Tàu vũ trụ Kepler bắt đầu tìm kiếm dấu hiệu của những thế giới mới bên ngoài Hệ Mặt trời kể từ năm 2009, và đến nay đã phát hiện hơn 4.000 hành tinh trong cái gọi là "Vùng Goldilocks” - không quá nóng cũng không quá lạnh để duy trì sự sống.

Các nhà khoa học có thể sẽ thông báo họ đã tìm thấy nhiều thế giới tiềm năng giống như Trái đất và thậm chí có hai vật song sinh có quỹ đạo quanh một ngôi sao rất giống với Mặt trời của chúng ta.

Những khám phá đem lại hy vọng mới rằng các nền văn minh ngoài hành tinh có thể tồn tại bên ngoài hệ mặt trời. Đầu tuần này, giáo sư Stephen Hawking và nhà thiên văn Hoàng gia Martin Rees tuyên bố họ đã tham gia vào một dự án trị giá 100 triệu USD để tìm kiếm những dấu hiệu của trí thông minh ngoài trái đất trong dải Ngân hà.

Hiện nay, có bằng chứng rõ ràng rằng một số lượng lớn các hành tinh lân cận, nhưng chúng là các hành tinh khí không thể có người ở hoặc các hành tinh đá giống Trái đất bay quanh các ngôi sao của mình để duy trì sự sống.

Vì nước là rất quan trọng cho sự sống trên Trái đất, nhiều nhà khoa học tin rằng việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất nên tập trung vào các hành tinh có nước dạng chất lỏng. Kích thước của hành tinh này cũng cần đủ lớn để có lực hấp dẫn hút vào các chất khí như hydro và heli tạo thành một bầu khí quyển.

Nhiệm vụ của Kepler là tìm kiếm những hành tinh đá bằng khoảng một nửa hay lớn gấp đôi kích thước của Trái đất, và có nước trên bề mặt. NASA cũng đang cố gắng để xác định các hành tinh như vậy trong số hàng trăm tỷ ngôi sao trong Thiên hà của chúng ta.

Tháng Tư năm ngoái các nhà thiên văn đã tìm thấy một hành tinh giống Trái đất nhất cho đến nay quay quanh một mặt trời xa xôi trong Thiên hà của chúng ta. Hành tinh đó có tên là Kepler-186F, ở cách xa Trái đất 500 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao lùn màu đỏ trong chòm sao Cygnus trong góc dải Ngân hà.

Kepler-186F có quỹ đạo ở rìa ngoài của vùng có thể có sự sống xung quanh ngôi sao của nó, do vậy nó có nguy cơ đóng băng mọi chất lỏng trên bề mặt. Tuy nhiên, vì nó lớn hơn một chút so với Trái đất, nên các nhà khoa học hy vọng bầu khí quyển sẽ đủ dày để cung cấp một tấm chăn cách nhiệt. Tuy nhiên sẽ không thể đến thăm hành tinh Kepler-186F để xem nó có sự sống hay không, vì hành tinh này cách xa Trái đất chúng ta 2.939 ngàn tỷ dặm, và ánh sáng của nó mà chúng ta thấy được đã 500 năm tuổi!

TỐ QUYÊN
(Theo CNN, Telegraph, BBC)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI