Metro TP.HCM đội vốn “khủng” do đâu?

19/11/2015 - 07:28

PNO - Không chỉ đội vốn “khủng”, tiến độ thi công, dự án metro ở TP HCM còn rất chậm chạp dù được triển khai trong một thời gian dài.

Dự án đường sắt đô thị (Metro) TP. HCM tuyến Bến Thành - Tham Lương bị lùi thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác đến năm 2022, chậm 4 năm so với dự kiến ban đầu là năm 2018. Song song đó, tổng mức đầu tư cho dự án này cũng bị đội thêm khoảng 51%, từ hơn 1,3 tỉ USD lên 2,074 tỉ USD. Điều này đã đặt ra bài toán hóc búa trước gánh nặng nợ công và nhiều hệ lụy xấu khác về kinh tế.

Vậy nguyên nhân của việc dự án đội vốn này là gì ?

Chậm tiến độ, đội thêm vốn

Ngày 8/10/2015, UBND TP. HCM có công văn trình Thủ tướng Chính phủ về hồ sơ điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với dự án tuyến metro Bến Thành - Tham Lương.

Nhìn chung, dự án này đã chậm so với kế hoạch và cam kết với nhà tài trợ. Tính đến nay, việc đầu tư xây dựng dự án đã chậm trễ 2 năm. Nguyên do chính là phải điều chỉnh về thiết kế (mặt bằng nhà ga ngầm, bổ sung thiết kế, tăng khối lượng giao cắt giữa các tuyến metro số 2 với các tuyến metro số 1, số 3b, số 5 và số 6) và điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.

Metro TP.HCM doi von “khung” do dau?
Không chỉ đội vốn “khủng”, tiến độ thi công, dự án metro ở TP HCM còn rất chậm chạp dù được triển khai trong một thời gian dài. (Ảnh: Zing).

Tại đợt kiểm tra, tình hình thực hiện dự án vào tháng 3/2015, các nhà tài trợ đã cơ bản thống nhất về cơ cấu phân chia lại nguồn vốn tài trợ trên cơ sở giá trị tổng mức đầu tư dự kiến là 2,074 tỷ USD (tăng khoảng 51% so với tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt là hơn 1,34 tỷ USD, tức tăng thêm khoảng 700 triệu USD).

Trong đó, nguồn vốn bổ sung của Ngân hàng Phát triển châu Á khoảng 500 triệu USD, của Ngân hàng Đầu tư châu Âu khoảng 50 triệu Euro, của Ngân hàng Tái thiết Đức khoảng 150 triệu Euro.

Metro TP.HCM doi von “khung” do dau?
Sơ đồ dự án các tuyến Metro tại TP. HCM.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, UBND TP. HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương, tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu CP3a và CP3b thuộc Hạng mục xây lắp “Đường hầm và các nhà ga ngầm”. Nó có chi phí tăng từ khoảng 404 triệu USD thành 1.168 triệu USD (đã bao gồm yếu tố trượt giá và chi phí dự phòng) song song với quá trình điều chỉnh dự án. 

Trước đó, vào tháng 9/2015, UBND TP. HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương cho Thành phố được phép thực hiện chỉ định Tổng thầu EPC di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Đến thời điểm này, dự án mới khởi công được gói thầu xây lắp, xây dựng depot Tham Lương (Trạm bảo dưỡng kỹ thuật đầu máy, toa xe) vào tháng 3/2015. Trong khi đó, việc thực hiện đền bù giải tỏa khoảng 797 hộ dân các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú cho dự án này dự kiến từ năm 2016

Các dự án metro tại TP.HCM đều chậm tiến độ và tăng vốn

Nhiều dự án đường sắt đô thị (metro) đang triển khai thi công tại TP.HCM và Hà Nội đều có điểm chung là chậm tiến độ và tăng TMĐT. Cụ thể:

Dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên 
(TP.HCM) có TMĐT phê duyệt ban đầu là 1,09 tỉ USD, đã điều chỉnh lên 2,49 tỉ USD.

Dự án tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, giai đoạn 1 TMĐT hơn 1,3 tỉ USD hiện đang đề xuất tăng lên 2,074 tỉ USD (tăng 726,5 triệu USD).

Dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (giai đoạn 1 dài 8,89km từ ngã tư Bảy Hiền, Q. Tân Bình tới ga metro Tân Cảng) cũng bị đội từ 833 triệu euro lên 1,310 tỉ euro.

mới được triển khai. 

Lỗi do đâu?

Nhìn chung, nhận định về trường hợp đội vốn “khủng” của 2 dự án metro này, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, lỗi chủ yếu do chính quyền TP.HCM chưa có tiền lệ thực hiện các dự án tàu điện ngầm bao giờ, nên để phát sinh nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Hệ quả là khâu chuẩn bị đầu tư sơ sài, chậm trễ mới có chuyện đội vốn cực lớn như vậy.

Đó là chưa kể khi lập dự án, rất dễ nảy sinh xu hướng đưa ra tổng vốn đầu tư ở mức vừa phải để dự án dễ được phê duyệt, còn chuyện đội vốn hạ hồi tính sau khi mọi chuyện đã an bài. Nhưng điều dễ hiểu là việc đội vốn này sẽ góp phần làm cho nợ công càng tăng thêm. Ai sẽ gánh phần nợ này, người dân hay chính quyền TP.HCM?

Một chuyên gia giao thông đô thị bày tỏ bức xúc, nếu như chính quyền TP.HCM chịu khó tìm hiểu về quy mô đầu tư metro trên thế giới thì sẽ không có chuyện một dự án metro có tổng mức đầu tư lại tăng quá 10% mỗi năm.

Ngay cả Ban quản lý Đường sắt đô thị của Thành phố này cũng thiếu tâm, thiếu tầm mới dẫn đến đội vốn hai dự án hơn 2 tỷ USD. Phải chăng còn có gì khuất tất sau chuyện đội vốn “khủng”?

 Phương Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI