Không lạm thu, khó nâng cao chất lượng?

14/10/2013 - 16:01

PNO - PN - Học kỳ I của năm học 2013 - 2014 đã đi hết nửa đoạn đường nhưng những bức xúc về lạm thu tiền trường của phụ huynh gửi về Báo Phụ Nữ vẫn không ngớt. Trong khi đó, nhà trường lại cho rằng, không xã hội hóa hoạt động...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hoạt động của trường cần xã hội hóa

Ban giám hiệu nhiều trường thừa nhận, nếu không thu thêm các khoản xã hội hóa từ phụ huynh và các nhà hảo tâm thì nhiều hoạt động nhà trường khó thực hiện được, học sinh (HS) phải chịu thiệt. Hiệu trưởng một trường tiểu học lớn ở Q.4, TP.HCM dẫn chứng: Phụ huynh muốn con được học trong môi trường mát mẻ trong những ngày hè nên trường và phụ huynh cùng lắp máy lạnh ở một số phòng học. Khi đó, tiền điện phát sinh rất nhiều, HS chỉ được chế độ học phòng máy quạt, trường lấy tiền đâu bù vào, buộc phải nhờ phụ huynh hỗ trợ. Thế nhưng, vừa rồi có phụ huynh hiểu lầm đóng tiền bảo trì nên bức xúc gửi đơn phản ánh khắp nơi…

Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD-ĐT Q.5 cho biết: Yêu cầu giáo dục hiện nay là tiên tiến, hiện đại nhưng ngân sách có giới hạn, chỉ đủ cho những hoạt động cơ bản. Như Q.5 dù ngân sách rất ưu tiên cho giáo dục nhưng nhiều hoạt động ngoại khóa, trang bị lớp học… cũng phải nhờ vào nguồn xã hội hóa. Bàn ghế, lớp học hư cũng có kinh phí cấp để sửa chữa, thay mới nhưng phải làm từ từ theo hình thức cuốn chiếu, không thể làm đồng loạt. Kinh phí cấp không thể theo kịp nhu cầu thực tế, nên các trường phải vận động thêm phụ huynh. “Nhiều trường e ngại bị “sờ gáy”, trở nên dè dặt không thu mà “bóp” lợi ích của HS” bà Thu nói.

Khong lam thu, kho nang cao chat luong?

Học sinh thích thú sử dụng nhà vệ sinh tự động, công trình của CMHS tự làm tại trường tiểu học Bàu Sen, Q.5

Không thu quỹ, phụ huynh ngừng kêu ca

Theo ghi nhận của chúng tôi, ở những trường không thu quỹ lớp, không bổ đồng các khoản đóng góp dưới danh nghĩa tự nguyện thì PHHS không gửi đơn phản ánh. Ngược lại, trường vẫn nhận được sự đóng góp đáng kể của PHHS cho hoạt động của nhà trường. Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3) bỏ thu quỹ phụ huynh từ năm học trước.

Ông Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng trường cho biết: Trong năm nay, trường tiếp tục không thu quỹ phụ huynh, nhằm giúp phụ huynh giảm được áp lực các khoản thu tự nguyện đầu năm. Thay vào đó, những nhà hảo tâm đóng góp để hỗ trợ con em họ học tập tốt, thậm chí còn giúp đỡ cả HS ở những trường nghèo khác. Tiền của các nhà hảo tâm sẽ dùng chi photo giấy luyện tập cho HS (mỗi tháng từ 10.000 - 20.000đ/HS), hỗ trợ tiền ăn cho những HS khó khăn (năm học trước, hỗ trợ tiền ăn cho khoảng 200 HS nghèo trong bốn tháng cuối năm). Tất cả đều được công khai sổ sách với phụ huynh.

Tương tự, thay vì cào bằng, Ban giám hiệu trường tiểu học Chính Nghĩa (Q.5) đã bỏ thu quỹ phụ huynh cách đây gần chục năm (bắt đầu từ năm học 2003 - 2004), chỉ vận động những phụ huynh có điều kiện, tham gia đóng góp vào quỹ khuyến học của trường trên tinh thần tự nguyện. Có phụ huynh đóng vài trăm ngàn, cả triệu cũng có người đóng 10.000 đồng… nhưng tất cả đều hài lòng. Nhà trường cũng không phải tốn nhiều thời gian, công sức để giải quyết những khiếu nại về việc đóng quỹ cào bằng như ngày trước.

Bà Bùi Thị Minh Nguyệt, Phó phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp nói: Để hạn chế những bức xúc từ phụ huynh, các trường ở Q.Gò Vấp bỏ thu quỹ lớp, không vận động cào bằng mà chủ yếu để phụ huynh tự nguyện đóng góp. Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ quản lý quỹ, các cô và nhà trường muốn sử dụng vào việc gì thì cho biết, chứ không trực tiếp cầm tiền và sử dụng. Các khoản thu chi này phải được công khai. Đặc biệt, hạn chế vận động phụ huynh đóng tiền, thay vào đó, phụ huynh sẽ đóng góp bằng công hoặc hiện vật. Nhà trường thiếu gì, cần gì phục vụ cho hoạt động giảng dạy và vui chơi của HS thì công khai và thuyết minh với cha mẹ HS, thấy phù hợp họ sẽ tự sắp xếp xây sửa, trang trí...

Đồng quan điểm, bà Võ Ngọc Thu cho rằng, trong việc xã hội hóa giáo dục, quan trọng hơn hết vẫn là bản lĩnh của ban giám hiệu, các trường nên coi phụ huynh là khách hàng (đối tác), phải công khai các khoản thu - chi và thuyết phục họ bằng cách chứng minh số tiền đóng vào là để phục vụ cho con em họ tốt hơn.

Việc không “lạm thu” thì không thể nâng cao chất lượng chỉ là ngụy biện. Tất nhiên, cơ sở vật chất, hiện đại sẽ giúp thầy trò cùng cảm thấy thoải mái hơn, nhưng không thể nói đó là yếu tố chính thúc đẩy thầy dạy tốt, trò học giỏi. Chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên, vào hệ thống kiểm tra, đánh giá; sự nỗ lực, chuyên cần của người học…

 Tiêu hà

Phụ huynh bức xúc

Trong tuần qua, Báo Phụ Nữ tiếp tục nhận được nhiều phản ánh của PHHS về những khoản thu “tự nguyện” nhưng bắt buộc:

Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh): Quỹ khuyến học 200.000 - 300.000đ; quỹ hội cha mẹ học sinh 200.000 - 300.000đ; máy móc amply, micro 1.000.000đ; dịch vụ liên lạc 100.000đ... Tuy nói là tự nguyện nhưng giáo viên và Ban đại diện CMHS đưa ra con số 100% ý kiến đồng thuận.

Trường TH Lương Thế Vinh (Q.Thủ Đức): Các khoản đóng góp theo biên bản Ban đại diện CMHS như sau: vật dụng bán trú 100.000đ/học kỳ, quỹ bảo trợ học đường 100.000đ/học kỳ; phục vụ bán trú 120.000đ/tháng; tiếng Anh Phonic 80.000đ/tháng; tiếng Anh đề án của Bộ là 45.000đ/tháng trong hai năm để trả tiền ba bảng tương tác; quỹ khuyến học tự nguyện.

Trường TH Hùng Vương (Q.5): Tiền công trình cha mẹ học sinh 200.000đ/HS.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI