Khám phá căn hầm trú ẩn bí mật được ghép bằng đá suối giữa rừng

17/02/2022 - 07:06

PNO - Hầm trú ẩn hình tròn có chiều cao khoảng 2,5m, đường kính khoảng 3,5m nằm lọt thỏm giữa rừng già. Đây được cho là căn hầm trú ẩn để lại từ thời chiến tranh, có sức chứa chừng 30 người.

Căn hầm độc đáo này nằm ở giữa rừng xã Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An), được một số người dân đi rừng phát hiện từ hơn 20 năm trước. Ông Trần Xuân Thế (59 tuổi, trú xã Nghĩa Mai) cho biết, căn hầm này được ông và một số người dân phát hiện hơn 20 năm trước trong một lần vào rừng hái măng. Lúc mới phát hiện chẳng ai dám vào bên trong, phải mấy ngày sau cả nhóm mới mang theo đèn pin lên rồi vào trong hầm khám phá.
Căn hầm độc đáo này nằm ở giữa rừng xã Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An), được một số người dân đi rừng phát hiện từ hơn 20 năm trước. Ông Trần Xuân Thế (59 tuổi, trú xã Nghĩa Mai) cho biết, căn hầm này được ông và một số người dân phát hiện trong một lần vào rừng hái măng. Ban đầu, chẳng ai dám vào bên trong, phải mấy ngày sau cả nhóm mới mang theo đèn pin lên rồi vào trong hầm khám phá.
Hầm trú ẩn nằm ngay bên cạnh một con suối nhỏ, cao khoảng 2m, đường kính khoảng 3,5m. Căn hầm này ẩn trong lòng đất, vách tường hầm được bao bọc bằng đất sét. Đặc biệt phần mái của căn hầm được ghép độc đáo bằng đá suối và đất sét.
Hầm trú ẩn nằm ngay bên cạnh một con suối nhỏ, cao khoảng 2m, đường kính khoảng 3,5m. Căn hầm ẩn trong lòng đất, vách tường hầm được bao bọc bằng đất nung. Đặc biệt phần mái của căn hầm được ghép độc đáo bằng đá suối và đất sét.
Mái hầm được tạo hình vòm độc đáo. Cứ sau mỗi viên đá to lại kèm theo những viên đá nhỏ với mục đích tăng độ liên kết.
Mái hầm được tạo hình vòm độc đáo. Cứ sau mỗi viên đá to lại kèm theo những viên đá nhỏ với mục đích tăng độ liên kết.
Phía trong hầm còn có 3 bếp nhỏ được thiết kế xung quanh tường có đường dẫn lên để thoát khói và có một đường nhỏ để thông không khí. Các căn bếp vẫn còn dấu tích của vết lọ được đun bằng dầu hỏa.
Phía trong hầm còn có 3 bếp nhỏ được thiết kế xung quanh tường, có đường dẫn lên để thoát khói và có một đường nhỏ để thông không khí. Các căn bếp vẫn còn dấu tích của vết lọ được đun bằng dầu hỏa.
“Lúc mới phát hiện, trong hầm còn có bát dùng để ăn cơm làm bằng sắt và một số đồ dùng khác vẫn nguyên vẹn nằm cạnh bếp. Hiện những vật dụng không còn vì người đi rừng đã đặt chân vào đây và có thể đã lấy đi”, ông Thế nói và cho biết ngoài ra, hầm còn được thiết kế một lỗ thông hơi và thoát nước phòng trường hợp bị mưa ngập.
“Lúc mới phát hiện, trong hầm còn có bát dùng để ăn cơm làm bằng sắt và một số đồ dùng khác vẫn nguyên vẹn nằm cạnh bếp. Hiện những vật dụng không còn vì người đi rừng đã vào đây và có thể đã lấy đi”, ông Thế nói và cho biết hầm còn được thiết kế một lỗ thông hơi và thoát nước phòng trường hợp bị mưa ngập.
Những Trải qua năm tháng, với sự bào mòn của thời tiết song duy nhất chỉ mới có một lỗ hổng nhỏ ở phần mái đã bị hư hỏng. Phần còn lại của căn hầm vẫn dường như còn nguyên vẹn.
Trải qua năm tháng, với sự bào mòn của thời tiết, song chỉ mới có một lỗ hổng nhỏ ở phần mái hầm. Những phần còn lại vẫn nguyên vẹn.
Cửa hầm được ghép bằng các phiến đá lớn, gắn kết bằng đất vừa đủ để 1 người chui lọt. “Toàn bộ căn hầm không hề có dấu tích của xi măng hay sắt thép gì. Tuy nhiên rất kiên cố, chẳng bị thấm dột gì dù trời mưa lớn”, ông Thế cho biết.
Cửa hầm được ghép bằng các phiến đá lớn, gắn kết bằng đất vừa đủ để 1 người chui lọt. “Toàn bộ căn hầm không hề có dấu tích của xi măng hay sắt thép gì. Tuy nhiên rất kiên cố, chẳng bị thấm dột dù trời mưa lớn”, ông Thế cho biết.
Theo một số cụ cao niên ở địa phương, những năm 1972 - 1973, giặc Mỹ ném bom ở đây rất ác liệt. Lúc ấy tại xã Nghĩa Mai còn có xưởng đại tu, chuyên làm máy mở đường 15 chiến lược nên chúng muốn tàn phá nơi này. Để tránh khỏi thương vong, bộ đội đã tạo nên nhiều hầm để trú ngụ. “Có thể vẫn còn nhiều căn hầm tương tự như thế này trong rừng nhưng chưa ai phát hiện ra”, một người dân địa phương nói.
Theo một số cụ cao niên ở địa phương, những năm 1972 - 1973, Mỹ ném bom ở khu vực này rất ác liệt. Lúc ấy tại xã Nghĩa Mai còn có xưởng đại tu, chuyên làm máy mở đường 15 chiến lược nên quân Mỹ muốn tàn phá nơi này. Để tránh thương vong, bộ đội Việt Nam đã tạo nên nhiều hầm để trú ngụ. “Có thể vẫn còn nhiều căn hầm tương tự như thế này trong rừng nhưng chưa được phát hiện”, một người dân địa phương nói.
Ông Đoàn Văn Huấn - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Mai cho biết, đây là căn hầm duy trú ẩn duy nhất được người dân phát hiện từ trước tới nay trên địa bàn. Trải qua hàng chục năm, hiện căn hầm này vẫn đang nguyên vẹn. Chính quyền xã cũng đã tuyên truyền người dân, đặc biệt là những người thường đi rừng cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ.
Ông Đoàn Văn Huấn - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Mai cho biết, đây là căn hầm trú ẩn duy nhất được người dân phát hiện từ trước tới nay trên địa bàn. Chính quyền xã cũng đã tuyên truyền, đặc biệt là với những người thường đi rừng cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ hầm.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI