Những mái nhà gỗ sa mu trăm tuổi dưới đỉnh Pu Xai Lai Leng

12/12/2021 - 12:20

PNO - Dưới chân đỉnh Pu Xai Lai Leng, hàng trăm mái nhà sa mu đậm màu thời gian trầm mặc của người Mông vẫn tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Pu Xai Lai Leng là ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc, có đỉnh cao vượt trội 2.720m, nằm trên đường biên giới Việt Nam và nước bạn Lào. Dưới chân núi, có 17/19 bản của xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) là đồng bào dân tộc Mông.
Pu Xai Lai Leng là ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc, có đỉnh cao 2.720m, nằm trên đường biên giới Việt Nam và nước bạn Lào. Dưới chân núi là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc người Mông, thuộc xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Ngoài nét hùng vĩ của thiên nhiên, nhiều du khách khi tới nơi này còn bị lôi cuốn bởi những mái nhà sa mu mang màu thời gian của người Mông.
Ngoài nét hùng vĩ của thiên nhiên, nhiều du khách khi tới nơi này còn bị lôi cuốn bởi những mái nhà sa mu mang màu thời gian của người Mông.
Ông Mùa Nỏ Vử (70 tuổi, trú bản Buộc Mú) cho biết, xưa kia người Mông cũng như bao đồng bào dân tộc khác chủ yếu lợp nhà bằng tranh, lá cọ. Nhưng tuổi đời của những vật liệu này rất thấp. Sau đó, họ biết đến gỗ cây sa mu có khắp nơi ở bản làng là vật liệu rất tốt để lợp nhà nên sử dụng loại gỗ này để thay thế.
Ông Mùa Nỏ Vử (70 tuổi, trú bản Buộc Mú) cho biết, xưa kia người Mông cũng như bao đồng bào dân tộc khác chủ yếu lợp nhà bằng tranh, lá cọ. Nhưng tuổi đời của những vật liệu này rất thấp. Sau đó, họ biết đến gỗ cây sa mu có khắp nơi ở bản làng là vật liệu rất tốt để lợp nhà nên sử dụng loại gỗ này để thay thế.
Đầu tiên chỉ một vài nhà làm, sau thấy hiệu quả nên cả bản đều làm. Để lợp một mái nhà, người dân phải vào chọn những cây gỗ sa mu to, thẳng, cắt thành từng khúc ngắn.
Đầu tiên chỉ một vài nhà làm, sau thấy hiệu quả nên cả bản đều làm. Để lợp một mái nhà, người dân phải chọn những cây gỗ sa mu to, thẳng, cắt thành từng khúc ngắn.
Mỗi “viên ngói” như vậy dài từ 80-100cm, dày 2cm. Chúng được xếp chồng lên nhau và được cố định bằng đinh.
Mỗi “viên ngói” như vậy dài từ 80-100cm, dày 2cm. Chúng được xếp chồng lên nhau và được cố định bằng đinh.
“Gỗ sa mu bền hơn nhiều so với cỏ tranh và cả tấm lợp fibro ximăng. Nhà tôi lợp hơn 30 năm rồi, đến nay vẫn thấy còn bình thường, chẳng thấm giột gì. Lợp gỗ này, mùa đông trong nhà ấm, mùa hè lại mát, rất tiện lợi” - ông Vử nói.
“Gỗ sa mu bền hơn nhiều so với cỏ tranh và cả tấm lợp fibro ximăng. Nhà tôi lợp hơn 30 năm rồi, đến nay vẫn thấy còn bình thường, chẳng thấm dột gì. Lợp gỗ này, mùa đông trong nhà ấm, mùa hè lại mát, rất tiện lợi” - ông Vử nói.
Ông Và Lìa Nênh (trú bản Buộc Mú) cho biết, loại gỗ này rất tốt, có thể tồn tại hơn 100 năm. Thậm chí, trải qua thời gian dầm mưa nắng, gỗ càng thêm se khít và trở nên chắc chắn hơn.
Ông Và Lìa Nênh (trú bản Buộc Mú) cho biết, loại gỗ này rất tốt, có thể tồn tại hơn 100 năm. Thậm chí, trải qua thời gian dầm mưa nắng, gỗ càng thêm se khít và trở nên chắc chắn hơn.
“Giờ thì chỉ có nhà cũ mới còn ngói gỗ này thôi. Nhà nước cấm rồi, không ai chặt gỗ nữa” - ông Nênh nói. Từ đó, nhiều mái nhà được thay bằng ngói, tôn, fibro ximăng… Song nhiều mái nhà sàn nơi đây vẫn lưu giữ được nét nhà xưa.
“Giờ thì chỉ có nhà cũ mới còn ngói gỗ này thôi. Nhà nước cấm rồi, không ai chặt gỗ nữa” - ông Nênh nói. Từ đó, nhiều mái nhà được thay bằng ngói, tôn, fibro ximăng… Song nhiều mái nhà sàn nơi đây vẫn lưu giữ được nét nhà xưa.
Ông Mùa Bá Giờ - Chủ tịch UBND xã Na Ngoi cho biết, trước khi Chính phủ cấm rừng, hầu hết nhà dân ở xã này đều lợp bằng gỗ sa mu. Tuy nhiên, kể từ khi có quy định cấm khai thác gỗ trái phép, người dân nơi đây chỉ nhau chấp hành nghiêm, những căn nhà mới được dựng lên đều được thay thế bằng các vật liệu khác.
Ông Mùa Bá Giờ - Chủ tịch UBND xã Na Ngoi cho biết, trước khi Chính phủ cấm rừng, hầu hết nhà dân ở xã này đều lợp bằng gỗ sa mu. Tuy nhiên, kể từ khi có quy định cấm khai thác gỗ trái phép, người dân nơi đây bảo nhau chấp hành nghiêm, những căn nhà mới được dựng lên đều được thay thế bằng các vật liệu khác. 
“Hiện vẫn còn khoảng gần 80% nhà dân trên địa bàn được lợp bằng gỗ sa mu. Vì quý nên nhiều nhà khi chuyển nhà, làm lại nhà họ vẫn tận dụng lại mái ngói bằng gỗ này và sử dụng rất tốt” - ông Giờ nói.
“Hiện vẫn còn khoảng gần 80% nhà dân trên địa bàn được lợp bằng gỗ sa mu. Vì quý nên nhiều người khi chuyển nhà, làm lại nhà họ vẫn tận dụng lại mái gỗ này và sử dụng rất tốt” - ông Giờ nói.
Tại bản Mườn Đán (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, Nghệ An), cách sử dụng gỗ sa mu để lợp mái nhà có chút khác biệt so với người Mông ở xã Na Ngoi. Nơi đây, họ cắt nhỏ các tấm ván sa mu như hình thù của một viên ngói thông thường. Mỗi căn nhà như thế cần khoảng 2.500 tấm ván để hoàn thiện.
Tại bản Mường Đán (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, Nghệ An), cách sử dụng gỗ sa mu để lợp mái nhà có chút khác biệt so với người Mông ở xã Na Ngoi. Nơi đây, họ cắt nhỏ các tấm ván sa mu như hình thù của một viên ngói thông thường. Mỗi căn nhà như thế cần khoảng 2.500 tấm ván để hoàn thiện.
Do gỗ được cắt nhỏ, vuông vắn nên khi lợp lên rất đẹp, ngay hàng thẳng lối. Mường Đán nằm sâu trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Từ đỉnh núi, những ngôi nhà sàn, những nương ngô, những đồi lúa nương thơm ngát của bản làng đã ẩn hiện trong sương mờ.
Do gỗ được cắt nhỏ, vuông vắn nên khi lợp lên rất đẹp, ngay hàng thẳng lối. Mường Đán nằm sâu trong vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Từ đỉnh núi, những ngôi nhà sàn, những nương ngô, những đồi lúa nương thơm ngát của bản làng ẩn hiện trong sương mờ.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI