Kẻ cướp máy bay tại sân bay Seattle Tacoma đã quá suy sụp và tuyệt vọng

11/08/2018 - 18:28

PNO - Một thợ máy làm việc tại sân bay Seattle Tacoma (bang Washington, Mỹ) cướp máy bay máy bay Q-400 rồi điều khiển đâm xuống đảo Ketron trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Người này được xác định đã vô cùng tuyệt vọng, suy sụp.

May mắn là không có ai ngoài thợ máy này trên máy bay ở thời điểm máy bay bị cướp. Người đàn ông này được xác định là một thợ máy 29 tuổi (công dân hạt Pierce) đang làm việc tại sân bay Seattle Tacoma.

Anh là nhân viên của hãng hàng không Horizon Air (thuộc tập đoàn Alaska Air Group). Hai máy bay quân sự đã được triển khai đuổi theo ngăn chặn chiếc Q-400.

Cảnh sát Paul Pastor tiếp nhận điều tra vụ việc đã phát biểu trong buổi họp báo ngay sau đó: “Lần cướp máy bay này đã gây ra hậu quả khủng khiếp”. Khả năng đối tượng cướp máy bay sống sót dường như không có vì cú tiếp đất quá mạnh trong tình trạng máy bay đã bốc cháy trước đó.

Ke cuop may bay tai san bay Seattle Tacoma da qua suy sup va tuyet vong
Máy bay Q-400 bị cướp và sau đó gặp nạn.

Nhân viên kiểm soát không lưu cho biết đã tiến hành trao đổi với đối tượng, gọi tên anh là “Rich” hay Richar”. Họ thuyết phục anh cho máy bay hạ cánh xuống Joint Base Lewis–McChord cũng trong bang Washington nhưng “Rich” không đồng ý. Anh cho rằng người ta không muốn anh ở đó.

Cơ quan chữa cháy West Pierce đăng trên Twitter hình ảnh đám cháy bốc lến dữ dội ở ngay vị trí máy bay đâm xuống trên đảo Ketron. Lực lượng cứu hỏa ngay lập tức phải nỗ lực khống chế đám cháy.

Nhân chứng quan sát tại hiện trường cho biết họ không nghĩ chiếc máy bay Q-400 đang bị cướp. Họ chỉ thấy lạ khi nhìn mấy bay lộn vòng như đang biểu diễn. Anh John Waldron, người quay lại cảnh máy bay lượn trên không trung cho biết, anh chẳng mảy may suy nghĩ điều tồi tệ đang xảy ra.

Theo anh John Waldron, vị trí thấp nhất máy bay lướt qua mà anh quan sát được chỉ cách mặt nước biển 30m.

Ngay lúc đó, “Rich” có báo với kiểm soát không lưu rằng anh đang ở vị trí rất thấp và lo sợ nhiên liệu không đủ để tiếp tục bay. “Rich” đã không chọn đáp xuống Joint Base Lewis–McChord như lời khuyên.

Sau đó, máy bay khi bay ngang đảo Ketron thì anh John Waldron nghe được tiếng nổ lớn. Đám cháy sáng rực một vùng rừng theo khói.

Việc máy bay lượn vòng trên cao được cho là do người thợ máy cướp máy bay không có kỹ năng điều khiển máy bay, hoặc có thể anh cố tình làm như thế vì quá chán chường, muốn gây sự chú ý. Một số hãng tin thì cho rằng anh ta đã có ý định tự tử nên mới có hành động mạo hiểm như thế.

Chính quyền cũng đã nhanh chóng xác nhận đây không phải là một vụ khủng bố vì không một kẻ khủng bố nào liều lĩnh cho máy bay nhào lộn sát mặt nước như thế.

Bế tắc cá nhân và lựa chọn ám ảnh

Ke cuop may bay tai san bay Seattle Tacoma da qua suy sup va tuyet vong
Máy bay bốc cháy ở đảo Ketron.

Theo ghi âm từ đài kiểm soát không lưu, người này tự mô tả mình đang tuyệt vọng, cho rằng bản thân có những suy nghĩ lập dị, quái gở”. Anh ta còn nói rằng: “Mãi đến giờ tôi mới phát hiện ra điều này”.

Vụ việc lần này khiến nhiều người nhớ đến vụ tại nạn gây chấn động lịch sử hàng không thế giới xảy ra ngày 24/3/2015.

Khi ấy, cơ phó Andreas Lubitz trên chiếc máy bay Airbus A320, mang số hiệu 9525 của hãng hàng không giá rẻ Đức Germanwings cố tình cho máy bay đâm vào dãy Alps làm 150 người thiệt mạng.

Nguyên nhân là vì Andreas Lubitz quá bế tắc với bản thân, quyết định tìm đến cái chết và điều oan nghiệt là anh chọn chết cùng cả phi hành đoàn và hành khách vô tội.

Andreas Lubitz được cho là mắc Hội chứng cháy sạch (burnout syndrome). Người bệnh thấy mệt mỏi, chán chường với mọi hoạt động, khó xốc dậy tinh thần để làm điều gì, kể cả vui chơi.

Theo giới chuyên môn, điều bất ngờ lớn nhất ở chỗ, nguyên nhân của hội chứng này không đơn thuần là cảm xúc tiêu cực, trầm cảm, mà nó là sự kết hợp đúng lúc với sự cạn kiệt nguồn năng lượng do không còn sức đề kháng về mọi mặt.

Thiên Anh (Theo Sky News, NY Post, Mirror)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI