Indonesia với chính sách “Bình thường mới”

10/07/2020 - 15:09

PNO - Chính phủ Indonesia đã triển khai chính sách "Bình thường mới" nhằm cứu vãn nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì COVID-19.

Chính phủ Indonesia đã triển khai chính sách "Bình thường mới" nhằm cứu vãn nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch. Tuy vậy, việc tiếp tục gia tăng số ca nhiễm mới đã đe dọa trực tiếp tới chính sách đó. Nhiều chuyên gia dịch tễ trong nước đang kêu gọi chính phủ “đảo ngược lại” chính sách nới lỏng giãn cách xã hội.

Với 2.657 trường hợp bị nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận hôm 9/7/2020, Indonesia lại tiếp tục có số ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục. Tính tới hôm 9/7, Indonesia đã có 70.736 ca nhiễm, trong đó có 3.417 trường hợp tử vong vì đại dịch COVID-19. 

Do Indonesia là một trong những nước có tỷ lệ xét nghiệm COVID-19 thấp nhất thế giới nên giới quan sát vẫn tin rằng số liệu thực tế còn cao hơn nhiều.

"Nếu số ca bệnh tiếp tục tăng tại thủ đô Jakarta trong vài ngày tới, tôi nghĩ chính quyền cần phải dừng khẩn cấp và áp đặt lại các quy định hạn chế." - ông Panji Fortuna Hadisoemarto, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Padjadjaran ở Indonesia, nói.

Một số hình ảnh Indonesia trong mùa dịch:

Một hoạ sĩ mặc bộ đồ bảo vệ đang hoàn tất bức tranh vẽ một nhân viên y tế, với thông điệp ca ngợi những người ở tuyến đầu chống đại dịch Covid-19. Hình chụp ở Sleman, tỉnh Yogyakarta, Indonesia, ngày 5/6/2020 (Antara Foto)
Một hoạ sĩ mặc bộ đồ bảo vệ đang hoàn tất bức tranh vẽ một nhân viên y tế, với thông điệp ca ngợi những người ở tuyến đầu chống đại dịch COVID-19. Hình chụp ở Sleman, tỉnh Yogyakarta, Indonesia, ngày 5/6/2020 (Antara Foto).

 

Một viên cảnh sát đeo mặt nạ truyền thống Celuluk của đảo Bali khi tuần tra tại một khu chợ ở Bali, hôm 14/5/2020. Indonesia đã triển khai 340.000 cảnh sát và binh sĩ ở 20 thành phố để đảm bảo người dân tuân thủ các quy định về đeo khẩu trang ở nơi công cộng, và giữ khoảng cách an toàn để ngăn sự lây nhiễm virus (AP Photo).
Một viên cảnh sát đeo mặt nạ truyền thống Celuluk của đảo Bali khi tuần tra tại một khu chợ ở Bali, hôm 14/5/2020. Indonesia đã triển khai 340.000 cảnh sát và binh sĩ ở 20 thành phố để đảm bảo người dân tuân thủ các quy định về đeo khẩu trang ở nơi công cộng, và giữ khoảng cách an toàn để ngăn sự lây nhiễm virus (AP Photo).

 

Một sĩ quan cảnh sát đeo mặt nạ truyền thống celuluk của đảo Bali khi làm nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa Covid-19 tại một khu chợ ở Bali, hôm 14/5/2020 (AP Photo). Nhiều nơi ở Indonesia đã khai thác niềm tin rộng rãi vào siêu nhiên, trong văn hóa dân gian, khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Chẳng hạn, ở huyện Sragen, tỉnh Trung Java, những kẻ vi phạm sẽ bị nhốt vào những ngôi nhà bỏ hoang, mà người địa phương tin rằng đó là những “căn nhà bị ma ám”.Nhiều nơi ở Indonesia đã khai thác niềm tin rộng rãi vào siêu nhiên, trong văn hóa dân gian, khi thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Chẳng hạn, ở huyện Sragen, tỉnh Trung Java, những kẻ vi phạm sẽ bị nhốt vào những ngôi nhà bỏ hoang, mà người địa phương tin rằng đó là những “căn nhà bị ma ám”.

 

Banda Aceh, ngày 18/5/2020: Viên cảnh sát điều chỉnh khẩu trang của một người lái xe máy, sau khi anh ta bị chặn lại vì không chịu đeo khẩu trang giữa đại dịch Covid-19 (AFP Photo)
Banda Aceh, ngày 18/5/2020: Viên cảnh sát điều chỉnh khẩu trang của một người lái xe máy, sau khi anh ta bị chặn lại vì không chịu đeo khẩu trang giữa đại dịch COVID-19 (AFP Photo).

 

Tỉnh Bengkulu, 13/5/2020: Bức hình này, chụp một phụ nữ vi phạm bị buộc đứng ngoài phố với tấm bảng “Tôi hứa sẽ đeo khẩu trang” treo trước ngực, được tải lên phương tiện truyền thông xã hội để làm “bài học” giữa đại dịch Covid-19 ở Indonesia (AFP). Ở thủ đô Jakarta, những cư dân vi phạm các quy tắc giãn cách xã hội buộc phải mặc áo khoác “Người phá vỡ quy tắc” khi làm sạch các cơ sở công cộng, gồm cả các nhà vệ sinh. Ở tỉnh Aceh bảo thủ, những người vi phạm phải đọc các đoạn kinh Koran để chuộc lỗi. Người không theo đạo Hồi được miễn trừ hình phạt này.
Tỉnh Bengkulu, 13/5/2020: Bức hình này, chụp một phụ nữ vi phạm bị buộc đứng ngoài phố với tấm bảng “Tôi hứa sẽ đeo khẩu trang” treo trước ngực, được tải lên phương tiện truyền thông xã hội để làm “bài học” giữa đại dịch COVID-19 ở Indonesia (AFP). Ở thủ đô Jakarta, những cư dân vi phạm các quy tắc giãn cách xã hội buộc phải mặc áo khoác “Người phá vỡ quy tắc” khi làm sạch các cơ sở công cộng, gồm cả các nhà vệ sinh. Ở tỉnh Aceh, những người vi phạm phải đọc các đoạn kinh Koran để chuộc lỗi. Người không theo đạo Hồi được miễn trừ hình phạt này.

 

Nhân viên y tế thu thập mẫu máu từ một nhà cung cấp trứng để xét nghiệm virus corona chủng mới, trong quá trình xét nghiệm hàng loạt ở một khu chợ tại Makassar, Nam Sulawesi, ngày 12/5/2020 (AP Photo)
Nhân viên y tế thu thập mẫu máu từ một nhà cung cấp trứng để xét nghiệm virus corona chủng mới, trong quá trình xét nghiệm hàng loạt ở một khu chợ tại Makassar, Nam Sulawesi, ngày 12/5/2020 (AP Photo).

 

Jakarta, 4/5/2020: Một phụ nữ đeo khẩu trang đứng trong buồng khử trùng, trước khi được nhận gạo từ trạm ATM phân phối tự động (Reuters)
Jakarta, 4/5/2020: Một phụ nữ đeo khẩu trang đứng trong buồng khử trùng, trước khi được nhận gạo từ trạm ATM phân phối tự động (Reuters).

 

Semarang, tỉnh Trung Java, 18/5/2020: Các tín đồ đạo Hồi cầu nguyện giữa những tấm màn ngăn cách bằng nhựa, để ngừa sự lây lan của virus gâyy ra đại dịch Covid-19 (Antara Foto)
Semarang, tỉnh Trung Java, 18/5/2020: Các tín đồ đạo Hồi cầu nguyện giữa những tấm màn ngăn cách bằng nhựa, để ngừa sự lây lan của virus gây ra đại dịch COVID-19 (Antara Foto).

 

Yogyakarta, 8/5/2020: Chú rể Tunggul Pujangkoro và cô dâu Novi Rahmawati cùng đeo khẩu trang và tấm che mặt trong lễ cưới ở Văn phòng tôn giáo tại Banguntapan (Getty Images)
Yogyakarta, 8/5/2020: Chú rể Tunggul Pujangkoro và cô dâu Novi Rahmawati cùng đeo khẩu trang và tấm che mặt trong lễ cưới ở Văn phòng tôn giáo tại Banguntapan (Getty Images).

 

Phản ứng của một phụ nữ trong buồng phun chất khử trùng để đề phòng virus corona chủng mới, trước khi vô trung tâm mua sắm ở Jakarta, hôm 9/6/2020 (AP Photo)  Các trung tâm thương mại ở Indonesia được mở lại từ ngày 5/6, trong khi các nhà hàng và quán bar chưa được phép mở cửa lại.  Một phụ nữ trong buồng phun chất khử trùng để đề phòng virus corona chủng mới, trước khi vô trung tâm mua sắm ở Jakarta, hôm 9/6/2020 (AP Photo).

Nhựt Minh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI