PN - Ngày con về ra mắt mẹ, mẹ thiện cảm ngay với khuôn mặt ngây thơ, dễ thương của con. Con nhỏ hơn con trai mẹ tám tuổi. Sự chênh lệch tuổi tác và vẻ non trẻ của con làm mẹ lo lắng. Nhưng rồi mẹ tự nhủ: không sao, mẹ sẽ chỉ bảo con. Mẹ không ngại con không biết làm dâu, chỉ ngại con không chịu nghe lời.
PN - Thấy ông ngoại ngồi loay hoay giở tới giở lui cuốn sách hướng dẫn sử dụng thuốc, tôi nhắc: “Ngoại đọc đi để biết cách dùng”. Ngoại cười, kiêu hãnh: “Tao đọc năm lần rồi”. Tôi phì cười. Người lạ nghe cái giọng ngông nghênh của ngoại, chắc tưởng ngoại nói chơi, nhưng tôi biết, cuốn sách hướng dẫn dài 30 trang đó, chỉ một ngày ngoại đọc đến năm lần. Những lần ngoại ra thăm chơi, má tôi đi chợ buổi sáng ghé sạp báo mua tờ báo mới để ngoại cập nhật tình hình xã hội. Bữa nào má quên mua thì thể nào tờ báo cũ cũng được ngoại đọc đi đọc lại.
PN - Mấy ngày gần đây, mỗi buổi sáng thức dậy, cu Ben bốn tuổi nhà tôi đều hỏi ba mẹ như vậy. Không những thế, Ben còn hỏi thêm: Hôm nay cô nào đón con ở lớp vậy ba mẹ? Cách đây vài hôm, cô giáo phụ trách lớp chồi thông báo rằng cháu hay đi tiểu nhiều lần vào buổi trưa. Vợ chồng tôi không khỏi ngạc nhiên và lo lắng bởi những câu hỏi dồn dập cũng như hành động bất thường của Ben mỗi ngày đến trường (chuyện này không bao giờ xảy ra khi ở nhà với ba mẹ). Chúng tôi liệt kê lại những tình huống xảy ra với Ben trong thời gian qua và có thể hiểu tại sao Ben lại lo lắng việc học với ai? Ai đón ở lớp?
PN - Ngấp nghé tuổi bốn mươi, lại không có nhan sắc, con cứ ngỡ suốt đời đành một mình lẻ bóng. Nào ngờ con gặp ba trong những ngày nuôi người chị nằm bệnh viện. Ba đã đưa anh đến bên con, giúp chúng con tạo lập một gia đình.
PNO - Bà tôi đông con, phần lớn sống ở thành phố, có sự nghiệp vững vàng. Bà sống với người con trai cả ở quê. Bác Cả được các em “nhờ” chăm sóc mẹ vì đều sống xa nhà. Mỗi tháng, các con của bà đều đặn gửi tiền phụng dưỡng mẹ và trang bị mọi thứ trong nhà rất tiện nghi.
PN - Tính đến tháng 3/2014 là đúng 5 năm kể từ ngày tôi chạy trốn chồng. Suốt 12 năm chung sống, tôi đã suýt mất mạng nhiều lần. Thế nhưng phải đến khi bị đánh đuổi trong đêm mưa gió ấy, tôi mới dám ra đi.
PN - Buổi tối, các bạn của Kim, con gái tôi, gom về nhà tôi học nhóm. Kim nói về một nam ca sĩ - nhạc sĩ trẻ đạo thơ đang xôn xao dư luận, cả nhóm liền ngừng học để “tám”. Đứa tiếc cho anh ấy vừa mới nổi danh đã bị vết nhơ, đứa trách anh xin lỗi quá muộn… Kim hùng hồn tuyên bố: “Lát nữa Kim sẽ vào Facebook của ảnh để động viên. Là người nổi tiếng, có khối kẻ ghen ăn tức ở thì vướng xì - căng - đan là chuyện thường. Thơ văn tràn lan trên mạng như “chim trời cá nước”, nếu thấy bài nào phù hợp, đồng cảm thì nhạc sĩ cứ lấy để làm nhạc. Đáng lẽ nhà thơ kia phải cảm ơn ảnh. Chỉ mượn mấy câu thơ thôi, làm gì dữ vậy?”. Nghe chữ “mượn” nhẹ hều của con gái, tôi thấy lo. Chẳng lẽ vì quá yêu thần tượng mà con tôi có thể dễ dãi đối với hành động ngang nhiên lấy tác phẩm của người khác?
PN - Gọi cho con hết lần này đến lần khác mà điện thoại của con chỉ vang lên giai điệu của một bài hát lãng mạn mà con yêu thích. Bực, mẹ tự cáu với mình: “Làm gì mà mẹ gọi mãi vẫn không bắt máy chứ?”.
PNO - Đọc bài “Chị em bạn dâu” của tác giả Đức Phương, tôi cảm động đến rưng rưng nước mắt vì ngưỡng mộ tình cảm cao quý giữa hai người phụ nữ cùng làm dâu chung một gia đình.
PNO - Đã đôi lần mình nghe vài bạn trên FB càm ràm về việc con cái không chịu cho cha mẹ vào friend list trong FB của nó. Con trai mình cũng vậy, ngay từ đầu đã tỏ ý không muốn mẹ vào friend - mình đã hụt hẫng, rồi cũng đành lơ (chớ biết sao giờ! )trong khi một số anh em, cô chú... thì lần lượt là friend của nó, thế có ức không?
PN - Thím Út hay kể, ngày thím chân ướt chân ráo về làm dâu bà nội, có lắm chuyện dở khóc dở cười. Má và thím làm cỏ đậu, thím cầm cuốc không quen, nên xắn luôn cả mấy cây đậu. Lội ruộng cấy lúa, bị đỉa đeo chân, thím sợ quá nhảy tưng tưng, vừa khóc vừa la. Má bèn bày cho thím lấy ni lông quấn vào bắp chân. Lúc ngồi nghỉ trên đê, má bắt mấy con đỉa để trước mặt để thím nhìn riết cho quen. Nhờ vậy mà thím bớt sợ đỉa.
PN - Do sơ suất, cô giáo làm lạc mất bài tập làm văn của vài bạn, trong số ấy có con. Cô bảo các con về nhà làm bài lại. Sáng Chủ nhật, con gái vui vẻ ngồi vào bàn viết. Con tỏ vẻ hào hứng khi được làm bài mới, có lẽ vì không ưng ý với bài từng làm ở lớp.
PNO - Ngay từ lúc mới yêu nhau, tôi đã biết anh là người hay nhậu nhẹt, nhưng tôi tự nhủ, anh không phải là người sống không có lý trí, chỉ uống vì vui bạn vui bè.Tôi lạc quan nghĩ, rồi tôi sẽ chữa khỏi căn “bệnh” nhậu của anh.
PNO - Lúc tâm hồn trống trải nhất, tội lại nhớ về một ký ức xa xôi.
PNCN - Chị là thợ ráp áo dài. Tiền công 25.000đ một cái, cái nào kiểu cách cầu kỳ lắm thì được 35.000đ. Có người hỏi, tay nghề chị cứng, sao không mở tiệm nhận hàng trực tiếp từ khách để hưởng trọn tiền công, chị lắc đầu, nhà mình nhỏ tí lại ở trong hẻm sâu khách nào thèm tới.
PNCN - Năm 2003, vừa đám cưới được một năm, sinh con gái đầu lòng thì tai họa ập xuống đôi vai gầy của cô gái 20 tuổi Võ Thị Hương. Chồng cô, anh Mai Văn Thành, một thanh niên cao to, đẹp trai, giỏi nghề thợ hồ, bỗng một bữa trượt chân bị té từ trên giàn giáo, gãy đốt sống cổ. Anh Thành, trụ cột kinh tế của gia đình, giờ nằm một chỗ, từ thắt lưng xuống gót chân không còn cảm giác gì. Hương phải bươn chải kiếm tiền để nuôi con nhỏ và người chồng tàn tật.
PNO - Ngày 8.3 con nhận được hoa, quà và bao nhiêu lời chúc. Chạnh nhớ tới người phụ nữ chẳng bao giờ được nhận quà mà để lại bao nhiêu những món quà đáng giá nhất cho cuộc đời.
PNCN - Nhà đông con, kinh tế không mấy khá giả, tôi tận dụng quần áo của các chị cho bé trai đang tuổi mẫu giáo mặc. Cháu vô tư, cha mẹ cho gì mặc nấy, chơi đồ chơi của các chị để lại, không đòi hỏi gì.
PNCN - Giàng Thị Say và Giàng Thị Tuyết sống tá túc ở nhà người bác họ thuộc diện đói nghèo của xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Người đàn bà góa chồng, một mình nuôi năm đứa con chưa đến tuổi lao động, lại bỗng dưng trở thành người đỡ đầu của hai đứa trẻ mồ côi suốt bốn năm nay mà không nhận được thêm bất cứ một sự hỗ trợ nào. Họ sống lay lắt trong một ngôi nhà mà mọi thứ áo quần, chăn chiếu đều đã rách nát tả tơi...
PN - Ngày 8/3 là dịp tôn vinh phụ nữ, cũng là ngày khiến phụ nữ đôi lúc chạnh lòng khi ngẫm về thân phận cực nhọc và thiệt thòi của mình. Phụ nữ khát khao, chờ đợi gì ở cuộc sống, ở người đàn ông của mình? Nhạc sĩ Dương Thụ, nhà thơ Bùi Chí Vinh sẽ đại diện cho “cánh mày râu” luận bàn về những mong ước giản dị và thực tế của ba người phụ nữ, để nam và nữ có thể “gặp nhau” nhiều hơn trong quan điểm sống…
PNO - Tôi đã 35 tuổi nhưng vẫn chưa có ý định lập gia đình, dù mẹ tôi sốt ruột thúc giục. Đời mẹ chưa một lần được nhận hạnh phúc từ chồng. Tôi là kết quả cuộc hôn nhân chết yểu vì rượu của ba mẹ mình. Tôi không muốn lặp lại bi kịch của mẹ khi quanh tôi, không thể tìm được một người đàn ông không biết “nhậu”.
PNO - Ngày cha mẹ tôi ra riêng, tôi tròn hai tuổi, ở lại với ông bà. Ông bà nội tôi có bốn người con trai và một người con gái. Chắc có lẽ vì thế nên tôi được thương yêu nhiều hơn vì là cháu gái đầu tiên.
PN - Đó là “biệt danh” anh Hai đặt cho con, đứa em ba tuổi. Có lẽ do mẹ quá yêu thương con nên thấy thứ gì từ con cũng đặc biệt. Này nhé, 23 tháng con mới bắt đầu nói dù chín tháng rưỡi con đã biết đi. Suốt thời gian từ khi con biết đi đến lúc con tập nói mẹ đã lo lắng không ít. Đứa trẻ khác baba… bà bà… cá… gà… Còn con, bố mẹ dạy cách nào cũng chỉ cười khanh khách rồi chạy biến đi.
PN - Không cần phải là nạn nhân trực tiếp của những “con sâu rượu” cũng biết được nỗi khổ của những người chẳng may có chồng, cha hoặc người thân nghiện rượu. Điều lạ là, ngày càng có thêm nhiều người uống, nghiện rượu và quán nhậu mọc lên như nấm, cũng chẳng có hãng bia, rượu hoặc quán nhậu nào bị đóng cửa với lý do để hạn chế số người nghiện cũng như giảm các tác hại về mặt xã hội của bia rượu.