Giới trẻ Trung Quốc đổ xô đi làm đẹp để mong cuộc sống thăng tiến hơn

07/01/2022 - 20:37

PNO - Ngành dịch vụ làm đẹp ít xâm lấn ở Trung Quốc đang được giới trẻ ưa chuộng khi nhiều người muốn cải thiện vẻ ngoài nhưng sợ phẫu thuật theo kiểu truyền thống.

Giữa trưa một ngày đầu năm mới 2022, tại một khu phố thượng lưu ở Thượng Hải, Trung Quốc, người ta thường xuyên thấy những hàng dài giới trẻ xếp hàng tràn ra đường. Ban đầu, nhiều người nghĩ rằng đây là những người xếp hàng để dùng bữa trưa ở những nhà hàng ngon nhất thành phố, nhưng không phải, đây là những người tranh thủ làm đẹp vào bữa trưa - một quy trình thẩm mỹ đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc.

Các dịch vụ "căng da mặt vào giờ ăn trưa" hay các liệu trình làm đẹp ít xâm lấn đang bùng nổ khi một thế hệ người trẻ Trung Quốc đang vật lộn với áp lực phải có ngoại hình đẹp để có thể có cuộc sống cũng như công việc tốt đẹp hơn. "Nếu bề ngoài bạn không đẹp, cho dù bạn có tính cách thú vị, người ta cũng khó có cơ hội nhìn thấy", một cô gái trẻ đang xếp hàng chuẩn bị làm đẹp cho biết.

Hiệp hội Nhựa và Thẩm mỹ Trung Quốc ước tính, nhìn chung, ngành mỹ phẩm sẽ tăng trưởng lên 46 tỷ USD trong năm nay so với khoảng 6,5 tỷ USD năm 2013 (AFP / LAN Lianchao)
Hiệp hội Nhựa và Thẩm mỹ Trung Quốc ước tính, nhìn chung, ngành mỹ phẩm sẽ tăng trưởng lên 46 tỷ USD trong năm nay so với khoảng 6,5 tỷ USD năm 2013 - Ảnh: AFP

Kayla Zhang 27 tuổi cho biết cô chưa bao giờ dao kéo vì lý do thẩm mỹ, nhưng cô đã điều trị bằng laser, tiêm chất làm đầy và làm đẹp bằng cách căng chỉ để "nâng" khuôn mặt cho thon gọn. "Tôi không thay đổi mũi hay đôi mắt của mình, đó sẽ là một sự thay đổi lớn về ngoại hình", cô cho biết.

Kayla Zhang cho biết thêm, cô làm đẹp ít xâm lấn là vì muốn có vẻ ngoài đẹp hơn với chính mình ngày trước nhưng không phải là "một khuôn mặt hoàn toàn mới".

Đã phổ biến ở phương Tây vì chúng ít xâm lấn hơn, giá cả cũng phải chăng hơn so với phẫu thuật thẩm mỹ truyền thống, các thủ thuật làm đẹp ít xâm lấn như chăm sóc da mặt bằng laser và chất làm đầy đến nâng cơ - đang nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn ở các thành phố lớn của Trung Quốc.

Hiệp hội Nhựa và Thẩm mỹ Trung Quốc ước tính, về tổng thể, ngành công nghiệp mỹ phẩm sẽ tăng trưởng lên 46 tỷ USD trong năm nay so với khoảng 6,5 tỷ USD vào năm 2013.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Frost và Sullivan, tốc độ tăng trưởng của phẫu thuật làm đẹp không dùng dao kéo hiện đang là một phân khúc đang mở rộng, trong khi tốc độ tăng trưởng của phẫu thuật truyền thống chậm lại.

Năm 2019, 15% trong số 13.000 bệnh viện thẩm mỹ được cấp phép ở Trung Quốc đang hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh của họ và chỉ 28% bác sĩ trong ngành được chứng nhận, theo iResearch (AFP / LAN Lianchao)
Năm 2019, 15% trong số 13.000 bệnh viện thẩm mỹ được cấp phép ở Trung Quốc đang hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh của họ và chỉ 28% bác sĩ trong ngành được chứng nhận

Trước sự bùng nổ làm đẹp cũng khiến chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh một chiến dịch rộng rãi nhằm "thanh lọc" các giá trị xã hội, trong đó bao gồm cả việc nhằm mục đích gây áp lực cho giới trẻ phải chịu dao kéo.

Trung Quốc đã cấm các hoạt động quảng cáo trong ngành góp phần gây ra "sự lo lắng về ngoại hình" như hình ảnh trước và sau, và đã thu hàng chục triệu đô la tiền phạt trong năm qua vì nhiều hành vi vi phạm khác nhau đồng thời dẹp bớt các trung tâm làm đẹp không có giấy phép, không được kiểm soát.

Theo iResearch, vào năm 2019, 15% trong số 13.000 bệnh viện thẩm mỹ được cấp phép ở Trung Quốc hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh của họ và chỉ 28% bác sĩ trong ngành được cấp chứng chỉ. Báo cáo này cũng cho biết thêm rằng khoảng 2/3 trung tâm, dịch vụ làm đẹp không đủ tiêu chuẩn. Thời gian qua, cơ quan thẩm quyền cũng nhận rất nhiều đơn tố cáo cáo dịch vụ làm đẹp khiến chết người hoặc bị những biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Thảo Nguyễn (theo AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI