Giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô đi... tị nạn

19/02/2017 - 15:09

PNO - Lợi dụng sự khác biệt trong chính sách xã hội và kinh doanh, tầng lớp giàu có Trung Quốc sang nước ngoài “mua” quốc tịch để hưởng lợi.

Khi nghĩ về di dân và nhập cư, phần nhiều mọi người đều liên tưởng đến hình ảnh từng đoàn người hối hả vượt qua biên giới, hay chen chúc trên những con tàu nhỏ trôi dạt ngoài biển khơi.

Thế nhưng, toàn cầu hóa tạo ra sản phẩm cho phép cá nhân mua quốc tịch thứ hai hoặc thứ ba một cách nhanh chóng và dễ dàng, cung cấp cho họ nơi “lánh đục tìm trong”, và khả năng di chuyển trên khắp hành tinh để theo đuổi cơ hội kinh doanh.

Gioi nha giau Trung Quoc do xo di... ti nan
Antigua và Barbuda giành lại độc lập từ Anh năm 1981

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gọi chung nhóm chính sách như trên là Chương trình Quốc tịch Kinh tế (ECPs), hay đôi khi còn được thế giới biết đến với tên gọi “quốc tịch đổi đầu tư”, “tị nạn bằng đầu tư”.  Trong năm 2014, ước tính giới nhà giàu trên toàn thế giới chi tổng cộng 2 tỷ USD để mua quốc tịch.

Caribbean là khu vực sôi nổi nhất về ECPs. Hộ chiếu Dominica có giá bằng một khoản đầu tư 100.000 USD. 400.000 USD đầu tư bất động sản hoặc đóng góp 250.000 USD cho quỹ phát triển địa phương giúp bạn có quyền công dân ở St. Kitts và Nevis.

Gioi nha giau Trung Quoc do xo di... ti nan
"Bảng giá" hộ chiếu tại các nước vùng Caribbean.

Khoản tiền tương tự cũng là giá cho hộ chiếu từ Antigua and Barbuda, cộng thêm năm ngày cư trú trong 5 năm đầu tiên làm công dân. Trong năm 2015, các quốc gia vùng Caribbean bán khoảng 2.000 hộ chiếu thông qua chương trình ECPs, tăng 100% trong vòng nửa thập kỷ.

Không chỉ các đảo quốc nhỏ vùng Caribbean buôn bán hộ chiếu. Cộng hòa Síp, cung cấp quyền công dân cho những ai đầu tư bất động sản từ 2,5 triệu euro trở lên. Hơn nữa, không phải tất cả các nước đều bán quyền công dân hoàn toàn. Một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Anh, chỉ cung cấp nơi cư trú và con đường để tiếp cận thị trường đầu tư giàu có.

Gioi nha giau Trung Quoc do xo di... ti nan
Tỷ lệ công dân các nước tham gia vào chương trình "quốc tịch đổi đầu tư" của đảo quốc Antigua and Barbuda

Tại Mỹ, nếu bạn sở hữu khoản đầu tư 500.000 USD và tạo ra 10 việc làm, bạn có thể nộp đơn xin visa EB-5. Tương tự, Anh đòi hỏi khoản đầu tư ít nhất 2 triệu bảng. Cả hai nước đều mong đợi các nhà đầu tư dành khoảng nửa năm tại nơi cư trú trước khi nộp đơn xin nhập tịch.

Không chỉ Xiao Jianhua, tỷ phú mất tích bí ẩn vào cuối tháng 1/2017 mới sở hữu quốc tịch Canada và passport của quốc đảo Antigua and Barbuda, Rất nhiều nhân vật giàu có tại Trung Quốc đang sở hữu hai, ba quốc tịch khác nhau.

“Hàng chục ngàn người Trung Quốc tìm kiếm quốc tịch nước ngoài mỗi năm,” Denny Ko, luật sư di trú tại Hồng Kông, cho biết. Đặc biệt, những cuộc đàn áp tham nhũng, kinh doanh bất hợp pháp trong 4 năm gần đây của chính phủ Trung Quốc càng thúc đẩy sự gia tăng trong phong trào “tị nạn kinh tế”.

Gioi nha giau Trung Quoc do xo di... ti nan
Nhiều quốc gia châu Âu như Anh, Hy Lạp, đảo Síp cũng thực hiện ECPs.

Giới nhà giàu Trung Quốc tập trung vào những nước nơi họ hy vọng tìm thấy sự an toàn khỏi Bắc Kinh, đồng thời hưởng lợi từ chi phí thuế giảm, tìm thêm nguồn tài trợ mới, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh và sở hữu chế độ giáo dục, chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người thân trong gia đình.

Ví dụ, hơn 330 người Trung Quốc trở thành công dân Antiguan, sau khi quốc gia vùng Caribbean với 94.000 dân này tung ra chương trình ECPs vào năm 2013, chiếm hơn 40% số ứng cử viên.

Gioi nha giau Trung Quoc do xo di... ti nan
Lượng đơn đăng ký hộ chiếu EB-5 áp đảo từ người dân Trung Quốc không ngừng tăng qua các năm.

Người Trung Quốc cũng chi phối chương trình visa EB-5 tại Mỹ, vốn mang đến cơ hội cư trú vĩnh viễn cho người nước ngoài. Họ chiếm hơn 80% số ứng cử viên trong năm 2015, với những khoản đầu tư lên đến “tám con số 0”.

Tuy nhiên, nếu giới nhà giàu Trung Quốc nghĩ rằng hộ chiếu công dân nước ngoài là tấm “kim bài miễn tử” thì họ hoàn toàn sai lầm. Vụ việc vừa qua của tỷ phú Xiao Jianhua chính là lời cảnh báo mới nhất.

 “Không quan trọng bạn thay đổi quốc tịch như thế nào, vì miễn bạn còn cầm hộ chiếu Trung Quốc, họ vẫn coi bạn là người Trung Quốc. Khi quyền lợi của đại lục bị ảnh hưởng, và xảy ra hành vi vi phạm tại Trung Quốc, chẳng nơi đâu là an toàn,” Kenneth Leung, một thành viên hội đồng lập pháp của Hồng Kông cho biết.

Gioi nha giau Trung Quoc do xo di... ti nan
Dù sở hữu quốc tịch nước ngoài, tỷ phú Xiao Jianhua vẫn không thoát khỏi giới chức năng Trung Quốc.

Ông Ko, một luật sư di trú khác, bổ sung: “Bạn không cần phải là quan chức tham nhũng. Bất kỳ doanh nhân nào ở Trung Quốc từng liên hệ với quan chức chính phủ đều có thể bị kéo vào vụ án, nếu vị quan chức ấy sa cơ lỡ vận”.

Tấn Vĩ (Theo Fortune, SCMP, Financial Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI