Đức: Chúng tôi không thể chịu đựng thêm nữa

14/09/2015 - 07:38

PNO - Các chính trị gia Đức đã kêu gọi hành động khẩn cấp về khủng hoảng di cư.

Chính phủ Đức ngày 13/9 đã cho dừng tất cả những chuyến tàu từ Áo tới và tuyên bố kiểm soát lại biên giới vì đã quá “giới hạn” có thể chấp nhận những người tị nạn.

Duc: Chung toi khong the chiu dung them nua

Các chuyến tàu tới đức bị hủy bỏ và nhiều người phải chờ đợi

Bộ trưởng Nội vụ Đức, Thomas de Maiziere cho biết: "Tại thời điểm này Đức đang tạm thời kiểm soát biên giới một lần nữa. Mục tiêu của các biện pháp này là để hạn chế dòng người đang đổ về Đức một cách không kiểm soát”.

Bộ trưởng đã không nói rõ sẽ kiểm soát biên giới trong bao lâu nhưng hứa sẽ sớm mở cửa trở lại.

Duc: Chung toi khong the chiu dung them nua

Người phụ nữ này đã khóc khi biết tin Đức kiểm soát biên giới trở lại. Họ không còn biết đi đâu.

Ủy ban châu Âu cho biết: "Quyết định của Đức ngày hôm nay cho thấy sự cấp thiết phải đồng ý về các biện pháp do Ủy ban châu Âu đề xuất để quản lý cuộc khủng hoảng người tị nạn".

Vẫn chưa biết rõ chính xác những biện pháp tạm thời bao gồm những gì, nhưng động thái này được đưa ra khi chính quyền Đức đã cảnh báo rằng họ đang ở “giới hạn cuối” trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng di cư. Người dân địa phương nói rằng Munich đang trên bờ vực của sự sụp đổ.

Đức đã trở thành điểm đến của nhiều người tị nạn Syria tuyệt vọng chạy trốn khỏi đất nước chiến tranh tàn phá của họ từ sau khi thủ tướng Angela Merkel từ bỏ nguyên tắc của EU hồi tháng 8.

Duc: Chung toi khong the chiu dung them nua

Một vụ lật thuyền mới khiến nhiều người chết trong đó có cả trẻ em

Bà Angela Merkel ban đầu dự tính sẽ tiếp nhận khoảng 80.000 người tị nạn nhưng hiện nay dòng người tị nạn đổ về Đức đã vượt xa con số này và cho thấy đã đạt đến “giới hạn” trong khả năng của Đức.

Bộ trưởng kinh tế Đức, ông Sigmar Gabriel nói rằng: "Hành động chậm trễ của châu Âu trong cuộc khủng hoảng người tị nạn đang đẩy Đức đến giới hạn khả năng của mình".

Các nhà chức trách đang cân nhắc xem có nên mở cửa Olympiahalle - một sân vận động sử dụng cho Thế vận hội năm 1972 làm nơi ở tạm thời cho những người tị nạn.

Duc: Chung toi khong the chiu dung them nua

Bên cạnh những người sẵn sàng chào đón người tị nạn, cũng có những người không mong muốn sự có mặt của họ

Hàng chục ngàn người đã tham gia vào sự kiện "ngày của hành động 'ngày hôm qua tại một số thành phố châu Âu để hỗ trợ người tị nạn và người di cư. Tuy nhiên cũng có một số hình ảnh xấu xí của những người phản đối biểu tình ở những thành phố khác.

Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch về hạn ngạch bắt buộc để chia sẻ 120.000 người tị nạn giữa 25 quốc gia thành viên.

Nhưng Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia và Romania đều phản đối việc này.

Đông Âu xuống đường kêu người tị nạn “hãy trở về nhà”

Khoảng 5.000 người đã xuống đường hô vang khẩu ngữ “Hồi giáo sẽ là cái chết của châu Âu” tại một cuộc mít tinh ở Warsaw. Hàng trăm người khác ở Prague và tại thủ đô Bratislava Slovakia cũng đã diễu hành với biểu ngữ : 'Các bạn không được chào đón ở đây! hãy về nhà”.

Các cuộc biểu tình lớn tại Bratislava diễn ra khi bộ trưởng nội vụ của nước này ông Robert Kalinak xác nhận rằng Slovakia sẽ phủ quyết bất kỳ quyết định nào về hạn ngạch bắt buộc. Ông Kalinak dự kiến ​​sẽ tham gia hội nghị bộ trưởng cùng 27 nước thành viên khác tại một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Hungary sau khi có khoảng 180.000 người nhập cư bất hợp pháp trong năm nay đã thông qua một loạt những luật lệ mới bao gồm bất kỳ ai vượt qua biên giới trái phép có thể bị trục xuất hoặc thậm chí bị bỏ tù.

Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết có khoảng 430.000 người đã vượt qua Địa Trung Hải đến châu Âu trong năm nay, với khoảng 2748 chết hoặc mất tích trên đường.

Thủ tướng Hungary chỉ trích quyết định của Thủ tướng Merkel và cho rằng quyết định này đã gây ra "sự hỗn loạn”. Ông cho rằng “dòng người là vô tận: họ từ Pakistan, Bangladesh, Mali, Ethiopia, Nigeria… Nếu tất cả sẽ đến đây, thì sau đó châu Âu sẽ thế nào?”

Nguyễn Yến

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI