Doanh nghiệp, người dân kiệt sức vì thuế

12/05/2019 - 06:00

PNO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý dự thảo đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trong đó đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa như điện thoại di động, máy ảnh, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ.

Liên tục tăng thuế, phí

Theo UBND TP.HCM, nước hoa và dịch vụ thẩm mỹ thuộc nhóm hàng hóa và dịch vụ khá cao cấp, sẽ giúp mở rộng điều tiết thuế vào thu nhập của bộ phận dân cư có thu nhập mức khá trở lên. Một số hàng hóa, dịch vụ trong đề xuất không phải cao cấp, song cũng không phải là hàng hóa, dịch vụ rất thiết yếu, cần đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Riêng điện thoại di động, tuy là hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, vẫn cần đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ khá trở lên, có nhu cầu và khả năng thường xuyên sử dụng các sản phẩm thế hệ mới.

Không riêng điện thoại, mỹ phẩm và các dịch vụ trên, thời gian gần đây, rất nhiều loại thuế, phí được đề xuất tăng. Giữa năm 2018, Bộ Tài chính gây xôn xao dư luận khi công bố đề xuất đánh thuế tài sản lên nhà đất, ô tô, du thuyền và máy bay. Theo đó, nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng hoặc từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải chịu mức thuế 0,4%/năm. Ngoài nhà ở, đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp... cũng có thể cũng bị đánh thuế tài sản cao hơn trước. Ô tô, máy bay, du thuyền có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên sẽ phải chịu thuế tài sản ở mức 0,3% hoặc 0,4%/năm.

Doanh nghiep, nguoi dan kiet suc vi thue
Thu thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động là chính sách mâu thuẫn

Thuế thu nhập cá nhân cũng được Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh theo hướng tăng thu cho ngân sách 500 tỷ đồng/năm. Ở phương án này, những cá nhân có thu nhập tính thuế 15 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thêm 250.000 đồng/tháng, có thu nhập tính thuế 30 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thêm 400.000 đồng/tháng, có thu nhập tính thuế 50 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thêm 500.000 đồng/tháng và ai có thu nhập tính thuế 80 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thêm 650.000 đồng/tháng.

Đến tháng 7/2018, trong dự thảo sửa đổi 5 luật thuế, Bộ Tài chính đề xuất, các mặt hàng nước giải khát (nước ngọt, trà, cà phê…) phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt, cộng thêm thuế giá trị gia tăng từ 10-12%, rồi thuế giá trị gia tăng đối với đường từ 5% lên 6%, giá thành của các sản phẩm nước ngọt sẽ tăng lên ít nhất 12%. Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2019, mức thuế môi trường đối với xăng dầu đã được đề xuất tăng từ 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít với xăng và tăng từ 1.100 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít với dầu mazut, dầu nhờn… Bộ Tài chính cũng đang đề nghị tăng thuế giá trị gia tăng từ mức 10% hiện nay lên 11% hoặc 12% vào đầu năm 2020. Đó là chưa kể việc hàng loạt loại phí, giá xăng, giá điện… liên tục tăng trong thời gian gần đây, đánh thẳng vào túi tiền của người dân và doanh nghiệp.

Đi ngược thông lệ thế giới

Doanh nghiep, nguoi dan kiet suc vi thue

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cũng cần phù hợp với thông lệ thế giới. Chẳng hạn, các nước áp thuế bia, rượu, thuốc lá… chúng ta thực hiện theo thì không ai phản đối; còn đề xuất đánh thuế lên điện thoại, mỹ phẩm, nước hoa, dịch vụ thẩm mỹ là không phù hợp thông lệ quốc tế. Thế giới chưa có nước nào đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên điện thoại. Mỹ phẩm thì có một vài nước, như Trung Quốc, nhưng họ chỉ áp thuế với dòng mỹ phẩm cao cấp, xa xỉ. Việc áp thuế này sẽ gây hệ lụy, vì kìm hãm sự phát triển của nhiều ngành khác. Nếu thu thuế để điều tiết thu nhập của người dân thì chỉ phù hợp với đất nước phát triển.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam

Không riêng điện thoại, mỹ phẩm và các dịch vụ trên, thời gian gần đây, rất nhiều loại thuế, phí được đề xuất tăng. Giữa năm 2018, Bộ Tài chính gây xôn xao dư luận khi công bố đề xuất đánh thuế tài sản lên nhà đất, ô tô, du thuyền và máy bay. Theo đó, nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng hoặc từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải chịu mức thuế 0,4%/năm. Ngoài nhà ở, đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp... cũng có thể cũng bị đánh thuế tài sản cao hơn trước. Ô tô, máy bay, du thuyền có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên sẽ phải chịu thuế tài sản ở mức 0,3% hoặc 0,4%/năm.

Thuế thu nhập cá nhân cũng được Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh theo hướng tăng thu cho ngân sách 500 tỷ đồng/năm. Ở phương án này, những cá nhân có thu nhập tính thuế 15 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thêm 250.000 đồng/tháng, có thu nhập tính thuế 30 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thêm 400.000 đồng/tháng, có thu nhập tính thuế 50 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thêm 500.000 đồng/tháng và ai có thu nhập tính thuế 80 triệu đồng/tháng sẽ phải nộp thêm 650.000 đồng/tháng.

Đến tháng 7/2018, trong dự thảo sửa đổi 5 luật thuế, Bộ Tài chính đề xuất, các mặt hàng nước giải khát (nước ngọt, trà, cà phê…) phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt, cộng thêm thuế giá trị gia tăng từ 10-12%, rồi thuế giá trị gia tăng đối với đường từ 5% lên 6%, giá thành của các sản phẩm nước ngọt sẽ tăng lên ít nhất 12%. Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2019, mức thuế môi trường đối với xăng dầu đã được đề xuất tăng từ 3.000 đồng/lít lên 4.000 đồng/lít với xăng và tăng từ 1.100 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít với dầu mazut, dầu nhờn… Bộ Tài chính cũng đang đề nghị tăng thuế giá trị gia tăng từ mức 10% hiện nay lên 11% hoặc 12% vào đầu năm 2020. Đó là chưa kể việc hàng loạt loại phí, giá xăng, giá điện… liên tục tăng trong thời gian gần đây, đánh thẳng vào túi tiền của người dân và doanh nghiệp.

Dân Việt Nam gánh thuế, phí cao gấp 3 lần so với các nước

Nên phân loại mức thuế

Doanh nghiep, nguoi dan kiet suc vi thue

Điện thoại là công cụ phổ biến và cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời là công cụ thực hiện chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu muốn đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua internet banking, ví điện tử… thì không nên áp thuế lên điện thoại.

Muốn thực hiện đề xuất này, TP.HCM phải phân loại mức thuế cụ thể, đối với từng phân khúc điện thoại. Những dòng điện thoại bình dân, từ 1-5 triệu đồng thì không nên thu thuế. Các dòng điện thoại cao cấp, trên 10 triệu chẳng hạn, thì có thể chịu một mức thuế cố định.

Tiến sĩ - luật sư Bùi Quang Tín - chuyên gia tài chính ngân hàng

Dù Nhà nước đã mấy lần giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân, trên thực tế, tỷ lệ đóng thuế, phí của dân Việt Nam vẫn rất cao so với các nước trong khu vực, nhất là có quá nhiều loại. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - cho biết, hiện thu nhập của người dân Việt Nam chỉ ở mức trung bình, nhưng lại phải đóng thuế và phí cao hơn các nước có cùng mức thu nhập và trình độ phát triển.

Ngân hàng Thế giới khuyến cáo, người dân Việt Nam có thu nhập vào khoảng 2.200USD/năm thì chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP để khoan sức dân. Trên thực tế, người dân đang đóng các khoản thuế lên đến 32% GDP. Thống kê của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam cho thấy, tỷ lệ đóng thuế và phí của người Việt Nam vào ngân sách hằng năm ở mức 21%, cao hơn Thái Lan là 16%, Philippines 13,5%, Indonesia 12,4%, Malaysia 14%... Tính ra, mỗi người dân Việt Nam hiện gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước trong khu vực. Việc tăng thuế, phí, theo Bộ Tài chính, là có lợi, để bù vào phần thâm hụt; nhưng theo các chuyên gia, đó chỉ là lợi trước mắt.

Với người dân, một khi thuế, phí quá cao, sẽ dẫn đến việc buộc phải tiết giảm nhu cầu. Riêng doanh nghiệp sẽ giậm chân tại chỗ, vì hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ chậm, doanh nghiệp trì trệ. Thuế, phí tăng buộc doanh nghiệp phải tăng giá; nhưng trong bối cảnh tự do thương mại, hàng nước ngoài tràn về Việt Nam nhiều thì các doanh nghiệp không còn khả năng để tăng giá nữa. Lựa chọn cuối cùng là đóng cửa, ngừng sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ đã đưa ra nhiều nghị quyết, chủ trương tiết giảm chi phí do doanh nghiệp, để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua lại liên tục đẻ ra nhiều loại thuế, phí. Điều này đang đi ngược mục tiêu khuyến khích doanh nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp là lực lượng làm ra nhiều của cải cho xã hội, tạo ra sự tăng trưởng, nhưng hằng năm, có hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa, vì không thể tăng trưởng được, đồng nghĩa với việc ngân sách mất đi nhiều đối tượng đóng thuế. Doanh nghiệp đóng cửa, người lao động bị mất việc thì yêu cầu an sinh xã hội tăng lên, thêm gánh nặng cho Nhà nước. Tất cả tạo thành vòng luẩn quẩn, về lâu dài sẽ gây nhiều hệ lụy, ngân sách càng thâm hụt, vì cả người dân lẫn doanh nghiệp sẽ giảm hoặc không còn khả năng nộp thuế, phí.

Ngân sách thâm hụt thì việc đầu tiên phải làm là tiết kiệm chi tiêu, giảm đầu tư công. Tuy nhiên, thay vì tiết kiệm, chúng ta lại tăng cường thu thuế. “Nguyên tắc của thu thuế là phải nuôi dưỡng nguồn thu thì mới có thu và có khung thuế hợp lý chứ đừng vắt kiệt khả năng đóng góp của người dân và doanh nghiệp” - phó giáo sư - tiến sĩ Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài Chính) - khẳng định. 

Đề xuất không có căn cứ

Hiện nay chúng ta có nhiều loại thuế, mỗi loại có mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn xăng dầu có 4-5 loại thuế, mục tiêu là bảo vệ môi trường. Việc đặt ra từng loại thuế, phải căn cứ vào mục tiêu. Việc đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt lên điện thoại, mỹ phẩm cần phải xem lại có đúng mục tiêu không.

Doanh nghiep, nguoi dan kiet suc vi thue

Thành phố tăng thu thuế với mục tiêu gì? Phải chăng thành phố đang thiếu hụt ngân sách nặng nề? Việc thu thuế này không khoan sức dân mà trái lại còn vắt kiệt sức dân. Riêng mỹ phẩm, người dân làm đẹp, nâng cao cuộc sống văn minh thì tại sao lại đánh thuế? Mỹ phẩm quá cao cấp thì đánh thuế cũng được, còn mỹ phẩm dùng bình thường mà đưa vào cùng một rọ thì không nên.Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm hạn chế người dân không sử dụng, như hàng xa xỉ, gây độc hại, không thiết yếu… Điện thoại di động là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài việc đảm bảo liên lạc thì điện thoại còn được dùng để xem thông tin, thanh toán không dùng tiền mặt... UBND TP.HCM đề xuất thu thuế tiêu thụ đặc biệt trên một sản phẩm thông dụng thì không đúng mục tiêu.

Phó giáo sư - tiến sĩ Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài Chính)

Mở cửa cho hàng lậu

Đây đâu phải thời chiến tranh mà xem điện thoại di động, mỹ phẩm, nước hoa… là hàng xa xỉ và phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Thu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ hiệu quả khi thu ngay trên nhà máy sản xuất quy mô lớn, số lượng lớn. Nước ta không sản xuất được điện thoại, chỉ toàn nhập về. Nếu áp thuế này, sẽ gây ra hệ lụy: không thu được gì cả. Nếu điện thoại di động nhập chính ngạch phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì người ta sẽ chuyển qua nhập lậu, xách tay. Tôi cho rằng, đề xuất này chỉ tiếp tay cho hàng lậu tràn vào Việt Nam.

Doanh nghiep, nguoi dan kiet suc vi thue

Những sản phẩm cần hạn chế như nhựa thì cần thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhưng ta đặt vấn đề thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa bao năm nay, vẫn chỉ nói lý thuyết, sau đó không ai kiểm tra. Tại sao những sản phẩm gây hại ngay trước mắt không ráo riết thực hiện, lại đi áp thuế lên những sản phẩm thông dụng và không gây hại như điện thoại, mỹ phẩm? Nếu mở rộng thu thuế mà không quản lý được thì cũng như không, chỉ đục nước béo cò.

Chuyên gia thuế Nguyễn Thái Sơn - nguyên Trưởng phòng Thuế thu nhập cá nhân (Cục Thuế TP.HCM)

Hoa Lài (ghi)

Thanh Hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI