Phi lý chuyện trà, cà phê uống liền chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

23/01/2018 - 00:00

PNO - Quan điểm của Bộ Tài chính là trà, cà phê uống liền gây béo phì, cần đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng. Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học rõ ràng chứng minh cho luận điểm trên.

Lập luận không thuyết phục

Cái vòng lẩn quẩn hết tăng thuế suất VAT đến tăng thuế suất thu nhập cá nhân… dường như tiếp tục được Bộ Tài chính kéo dài và lan rộng sang thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng khác.

Đối tượng bị đề xuất chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất là trà, cà phê uống liền. Theo Bộ Tài chính đề xuất, áp dụng từ năm 2019 với mức 10% hoặc 20%, sẽ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách thêm được khoảng 5.000 tỉ đồng. Lý do: Định hướng tiêu dùng tránh nguy cơ gây béo phì bởi những sản phẩm trên là thức uống có đường.

Phi ly chuyen tra, ca phe uong lien chiu thue tieu thu dac biet
 

Nếu chỉ với lập luận như vậy mà đưa trà, cà phê uống liền vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thì quả là võ đoán mà không có một luận cứ, cơ sở khoa học rõ ràng. Thứ nhất, thức uống có đường thì đâu chỉ có trà và cà phê uống liền; và thức uống có đường có thể gây béo phì thì cũng rất chung chung.

Thứ hai, vấn đề là ở cách uống như thế nào mới gây ra béo phì. Bởi cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào được công bố và khẳng định rằng mỗi ngày uống từ 1-2 lần cà phê uống liền có thể gây ra béo phì cả.

Mặt khác, nếu đánh thuế thức uống có đường gây béo phì để định hướng tiêu dùng, thì mặt hàng ăn, cụ thể là bánh ngọt, kẹo ngọt có hàm lượng đường cao, và còn gồm cả tinh bột, cũng có thể gây béo phì, thì sao lại không đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Nguy cơ tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh

Vì vậy nếu chỉ lập luận chung chung và áp đặt đánh thuế “thức uống có đường gây béo phì” nhằm “định hướng tiêu dùng” thì không thể thuyết phục. Bởi nếu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt theo tiêu chí này, thì có đến hàng trăm hàng ngàn mặt hàng khác chứ không chỉ có trà và cà phê uống liền.

Cũng như thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào người tiêu dùng.

Với những mặt hàng thông thường như trà và cà phê uống liền mà phải chịu mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt từ 10-20%, thì gánh nặng chi phí lại đổ lên đầu người tiêu dùng càng tăng lên sau rất nhiều đề xuất tăng thuế khác cũng từ Bộ Tài chính – như tăng thuế VAT, tăng thuế suất thu nhập cá nhân…

Khi đánh thuế không công bằng, không có cơ sở khoa học xác đáng và thuyết phục, thì sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, hàng hóa Việt Nam sản xuất ra sẽ thiếu tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Song điều đáng nói là, cũng như thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào người tiêu dùng. Với những mặt hàng thông thường như trà và cà phê uống liền mà phải chịu mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt từ 10-20%, thì gánh nặng chi phí lại đổ lên đầu người tiêu dùng càng tăng lên sau rất nhiều đề xuất tăng thuế khác cũng từ Bộ Tài chính – như tăng thuế VAT, tăng thuế suất thu nhập cá nhân…

Một cảm nhận chung từ người tiêu dùng Việt Nam hiện nay là, loại thuế phí nào dễ thu thì Bộ Tài chính đang tận thu bằng mọi giá mà không quan tâm nhiều đến mức thu nhập bình quân của người lao động và sức chịu đựng của người dân.

Trong khi đó, những tiềm năng để mở rộng nguồn thu rất lớn từ các ngành, lĩnh vực khác, đặc biệt là những loại hình kinh doanh, dịch vụ mới, thì Bộ Tài chính và ngành thuế lại chậm chạp, thiếu quyết liệt dẫn đến thất thu hoặc thất thoát.

Đơn cử như việc thu thuế Uber, Grab, Google, Facebook, Air B&B, bán hàng qua Facebook và nhiều dịch vụ xuyên biên giới khác…, hiện nay gần như chẳng thu được bao nhiêu. Trong khi đó những loại thuế đánh trực tiếp vào đời sống người dân thì liên tục được đề xuất tăng…

Thụy Du

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI