Đề xuất phạt nặng hành vi xâm phạm quyền, lợi ích phụ nữ và trẻ em

09/04/2015 - 07:57

PNO - PN - Trong hai ngày 6-7/4, Hội LHPN Việt Nam phối hợp Hội LHPN TP.HCM tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, luật sư, hội viên, phụ nữ trí thức về Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

edf40wrjww2tblPage:Content

Hơn 20 lượt ý kiến và gần 100 phiếu đóng góp chi tiết nhiều điều luật liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt, các đại biểu đã viện dẫn các quy định của những luật có liên quan về bình đẳng giới, hôn nhân - gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em… cùng nhiều câu chuyện thực tế, sống động, kiến nghị điều chỉnh mức phạt cho từng loại tội phạm.

Mở đầu hội thảo, ThS Đinh Thị Thu Trang - Học viện Cán bộ TP.HCM tán đồng hầu hết các đề xuất của Hội LHPN Việt Nam về trách nhiệm hình sự liên quan đến quyền lợi của phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ (ở các điều 128, 130, 146, 147 và 158). Đa số các ý kiến đều đồng tình rằng cần hình sự hóa một số hành vi thường xảy ra và có tính chất, mức độ nguy hiểm: bạo lực tình dục, quấy rối tình dục, hành vi mua bán dâm, hành vi không giao con theo quyết định của tòa án, hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con… Mặt khác, cần tăng nặng khung hình phạt liên quan đến hành vi xâm hại quyền, lợi ích, sức khỏe, tính mạng của phụ nữ có thai.

ThS Phan Thanh Minh - Hội viên CLB Nữ trí thức Q.3 cho rằng với tội buộc người lao động, công chức, viên chức thôi việc trái pháp luật (điều 157), nếu đối tượng là “phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi” thì cần được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hội LHPN phải đấu tranh đến cùng vì lợi ích giới, phù hợp với các quy định của Luật Lao động, Bình đẳng giới cũng như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

De xuat phat nang hanh vi xam pham quyen, loi ich phu nu va tre em

ThS Đinh Thị Thu Trang đóng góp ý kiến cho dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

Trong khi đại diện tòa án, các thẩm phán Nguyễn Thị Bích Thủy (Q.Bình Thạnh), Lê Huệ Chi (Q.3) băn khoăn, đề xuất bỏ việc hình sự hóa hành vi bạo hành tình dục, hành vi quấy rối, việc cấp dưỡng nuôi con, cưỡng chế giao con, thì bà Lê Thị Thanh Nhã - Phó phòng Gia đình - Sở Văn hóa-Thể thao TP.HCM cho rằng, cần có những hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng, định tội danh để nạn nhân bị xâm hại bởi các hành vi này mạnh dạn tố cáo.

Bà Nhã nói: “Từ trước tới giờ, những vụ việc này chưa “tới tòa” là do chưa có hành lang pháp lý bảo vệ các nạn nhân. Thực tế, hành vi bạo hành, quấy rối tình dục… không phải là chuyện ít xảy ra”. Đồng tình với quan điểm của bà Nhã, nhiều luật gia, luật sư và các nữ trí thức đều cho rằng việc hình sự hóa các hành vi trên là cần thiết. Các đại biểu dẫn chứng nhiều câu chuyện, đơn cử như trường hợp chị N.T.S. ở P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân suốt nhiều năm kêu cứu bị chồng bạo hành tình dục mà không ai tin và xử lý, mãi khi báo chí lên tiếng, các cơ quan chức năng mới vào cuộc và chỉ để… hòa giải (bài “Luật và đời vênh nhau” - báo Phụ Nữ ngày 24/7/2013).

Các đại biểu nhất trí rằng việc ban soạn thảo dự luật bỏ tình tiết “làm nạn nhân có thai” trong điều 138 "tội hiếp dâm" và điều 139 "tội hiếp dâm trẻ em" là không phù hợp thực tế, thậm chí, còn “bỏ lọt tội”. Luật gia Phạm Thị Thu - Hội Luật gia Q.Tân Phú nói: “Theo tôi, không chỉ giữ nguyên mà còn phải xem đây chính là tình tiết cần định khung tăng nặng, vì đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng suốt đời người phụ nữ và đứa trẻ bị xâm hại. Có biết bao câu chuyện đau buồn của những nạn nhân phải làm mẹ ở tuổi vị thành niên”.

Chủ trì hội thảo, bà Bùi Thị Hòa - Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, toàn bộ ý kiến sẽ được Ban Chính sách - luật pháp Hội LHPN Việt Nam tổng hợp, trình lên Ban soạn thảo luật trong thời gian tới.

 NGHI ANH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI