Dạy con tuổi teen - Bố mẹ phải biết "buông"

20/04/2016 - 19:00

PNO - Biết "buông" đúng lúc, mối quan hệ với con tuổi teen của bố mẹ sẽ "dễ thở" hơn.

Bỗng một ngày thằng con trai vốn nhanh mồm nhanh miệng, thích liến thoắng đủ thứ chuyện của bạn lại trở nên ủ rũ, hỏi gì cũng chỉ đáp có hoặc không. Còn con gái cưng của bạn cũng chẳng muốn đi mua đồ cùng mẹ nữa. Chúng chẳng làm sao cả, đơn giản chúng là những đưa trẻ tuổi teen mà thôi.

Bạn đừng buồn, bởi vì xu hướng muốn tách khỏi bố mẹ là một điều phổ biến và cần thiết với con trẻ giai đoạn này, giúp chúng phát triển toàn diện.

Dù biết thế, cha mẹ vẫn không tránh khỏi cảm thấy buồn phiền khi thấy những đứa con vốn quấn quýt, gắn bó với mình bao nhiêu thì nay lại xa cách bấy nhiêu. Những mẹo nhỏ sau sẽ phần nào giúp các bậc cha mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Sau đây là 10 tuyệt chiêu giúp cha mẹ tháo gỡ những khúc mắc về vấn đề nuôi dạy con ở độ tuổi “ẩm ương” này.

1. Tạm “buông tay” để con có không gian riêng

Đừng ngần ngại, bởi trao cho con cơ hội để xây dựng cái tôi không trộn lẫn, tạo điều kiện để con rèn luyện tính tự lập là những bước quan trọng giúp con xác định chỗ đứng của mình trong thế giới này. Tôi là ai, tôi tồn tại với mục đích gì, tôi muốn làm gì, đó là những câu hỏi mà teen cần có thời gian để thấu hiểu và giải đáp. Tất nhiên nếu con chơi với bạn xấu thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

2. Chỉ “đối đầu” với con khi thật cần thiết

Nếu con có những hành động làm tổn hại đến cơ thể mình, hoặc lưu lại hậu quả về lâu dài (như xăm mình) thì đã đến lúc bạn nói chuyện nghiêm túc và thẳng thắn với con. Ngược lại, nếu con muốn nhuộm tóc xanh đỏ tím vàng, hay con để phòng bừa bộn thì bạn không cần phải khắt khe quá đâu.

Day con tuoi teen - Bo me phai biet
Bố mẹ không nên lúc nào cũng quá khắt khe với con.

3. Mời bạn của con đến nhà chơi

Đây là cơ hội để bạn gặp mặt và đánh giá những đứa chơi cùng con mình mà bạn không chắc có bản chất tốt hay không. Việc này chứng tỏ bạn không thẳng thừng từ chối sự hiện diện của chúng, hơn nữa còn thể hiện thiện chí của mình.

Nhờ vậy, con bạn sẽ có những nhận định sâu sắc hơn về bạn của mình thông qua cách mà chúng đối xử với bạn khi được mời đến nhà chơi. Người ta nói, mật ngọt chết ruồi. Quả vậy, nếu bạn nói thẳng ra là bạn cấm con chơi với những người bạn kia thì thực sự lời nói sẽ bị phản tác dụng, do tâm lý phản kháng nhiều hơn, con sẽ càng muốn chơi với nhóm bạn ấy hơn.

4. Thống nhất với con về các qui định mà bạn muốn con tuân thủ

Bố mẹ cần thảo luận trước để có tư tưởng nhất quán về những điều muốn con làm theo. Tiếp theo, dù bạn muốn phạt con bằng cách không cho con lái xe một tuần, cấm đi chơi một tháng, cắt tiền tiêu vặt hay cắt mạng thì hãy thỏa thuận với con trước. Nếu con bạn nói hình phạt ấy là không công bằng, hãy hỏi con bạn thế nào là một hình phạt xứng đáng để đi đến một sự đồng thuận.

Day con tuoi teen - Bo me phai biet
Cùng con thảo luận và nhất trí về những quy định.

5. Đề nghị con thông báo về những nơi mà mình sẽ đi đến

Nếu con ngoan ngoãn và cư xử đúng mực, hãy thưởng cho con bằng việc để con chủ động quyết định một số việc (phù hợp với độ tuổi của mình), miễn sao đảm bảo được bạn biết chắc chắn con mình đang ở đâu làm gì. Thậm chí nếu cần thiết bạn có thể yêu cầu con gọi điện về nhà trong lúc đi chơi để xác định xem liệu con có ở đúng chỗ mà mình nói hay không. Tất nhiên cách cư xử của cha mẹ ra sao còn tùy vào từng trường hợp ý thức của teen nữa.

6. Chia sẻ với con về những mối nguy hiểm tiềm tàng

Là một bậc cha mẹ có trách nhiệm, bạn đừng ngại tâm sự về những điều mà bạn lo lắng có thể xảy ra với con như uống đồ uống có cồn, sử dụng chất gây nghiện, điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi hay quan hệ tình dục trước hôn nhân. Teen cần được trang bị kiến thức đầy đủ về những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nếu thực hiện những hành vi nói trên.

7. Cùng con vạch ra cách ứng phó với những tình huống bất ngờ

Nếu con đứng trước lựa chọn lên xe của một tài xế say xỉn, gọi ngay cho mẹ, dù có là 3 giờ sáng mẹ cũng sẽ đến đón con. Hoặc mẹ sẽ cho con tiền để đi tắc xi. Hãy giúp con đối mặt với những tình huống có nhiều nguy cơ gây mất an toàn, đồng thời vẫn giữ được thể diện của mình. Lập ra một danh sách những tình huống cỏ thể diễn ra, sau đó phác thảo phương án phù hợp nhất để giải quyết cho con bạn.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI