Dấu hiệu cho thấy Anh không có ý định kích hoạt điều 50

10/07/2016 - 07:03

PNO - Dù đã hoàn tất các bước tiền đề để "chia tay" với EU, tuy nhiên Anh lại không chịu hoàn tất thủ tục để "ly hôn" dứt điểm, những việc làm gần đây cho thấy nước này không hề có ý định kích hoạt điều 50

Theo Reuters, ngày 7/7, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói ông lo ngại Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ dịu bớt lập trường về các biện pháp trừng phạt chống Nga sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit), đồng thời bày tỏ hy vọng EU sẽ duy trì cách tiếp cận cứng rắn.

Theo ông Hammond, Anh đã có tiếng nói mạnh mẽ trong EU nhằm áp dụng đường lối cứng rắn với Nga sau khi nước này sáp nhập Crimea năm 2014.

Dau hieu cho thay Anh khong co y dinh kich hoat dieu 50
Ngoại trưởng Anh thúc giục EU cứng rắn với Nga

Tuy nhiên, ông Hammond nhấn mạnh: "Rõ ràng người Nga đang nỗ lực tìm cách thuyết phục các quốc gia thành viên riêng lẻ trong EU phản đối việc gia hạn các lệnh trừng phạt. Tôi e là trong tương lai, một EU không còn thành viên có ảnh hưởng như Anh sẽ ít có khả năng áp dụng hành động mạnh mẽ và duy trì cách tiếp cận cứng rắn chống Nga."

Cũng theo Ngoại trưởng Hammond, sau Brexit, Anh cần tăng cường nỗ lực để duy trì "quyền lực mềm" và mối quan hệ sâu sắc giữa Anh với Mỹ sẽ được tiếp tục duy trì. Ông cho rằng chính phủ, chứ không phải quốc hội Anh, quyết định việc kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon 2007 về việc rời khỏi EU.

Có vẻ như cho dù đã chọn ra đi nhưng Anh vẫn còn rất lưu luyến EU, kể cả khi các nhà lãnh đạo EU đã tuyên bố Anh sẽ bị mất hết quyền lợi khi rời liên minh. Dường như Anh đang cố gắng tìm một con đường quay lại với nơi nước này vốn thuộc về, bất chấp lợi ích đã mất hết, nước này vẫn "xông xáo" thực hiện nhiệm vụ chung hàng đầu của EU là trừng phạt Nga.

Điều này càng được khẳng định thêm khi Anh lại một lần nữa rất quyết liệt trong việc góp sức Châu Âu kiềm chế Moskova. 

Sau hội nghị thượng đỉnh, ngày 9/7, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố các nhà lãnh đạo của liên minh quân sự này đã nhất trí duy trì một chính sách răn đe và đối thoại thống nhất với một nước Nga đang trỗi dậy.

Khi được hỏi tới nội dung thảo luận giữa 28 nhà lãnh đạo trong NATO về Nga tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Warsaw(Ba Lan), ông Stoltenberg nói: "Thông điệp quan trọng này... là liên minh (NATO) đoàn kết, chúng tôi sẽ sát cánh cùng nhau. Tôi rất hài lòng chứng kiến sức mạnh của thông điệp này ở trong NATO và sự đoàn kết của chúng tôi đằng sau thông điệp đó."

Dau hieu cho thay Anh khong co y dinh kich hoat dieu 50
NATO đã thống nhất sẽ duy trì chính sách răn đe đối thoại với Nga

Ngay sau NATO đưa ra tuyên bố này, Anh đã không thể hiện một chút thái độn chần chừ mà sẵn sàng đoàn 500 binh sĩ sẽ được gửi đến Estonia, 150 người còn lại triển khai tới Ba Lan.

“Các nước NATO ở khu vực Đông Âu cảm thấy áp lực rất lớn từ Nga sau khi nước này tập trận, bay qua không phận của họ. Tôi nghĩ rằng Tổng thống Putin đang chứng tỏ sức mạnh của mình. Ông ấy muốn Nga được coi là cường quốc thế giới và đó là lý do tại sao một liên minh như NATO là cực kỳ quan trọng” – ông Fallon nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết thêm, London có nhiệm vụ trấn an các nước bằng việc tiếp tục hỗ trợ NATO.

Đức Trí

Nguồn Tổng hợp
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI