Những "bà đầm thép" trong tâm điểm Brexit

06/07/2016 - 12:14

PNO - Vụ việc Brexit vẫn còn nóng hổi trong lòng EU cũng như nước Anh, điều này cũng khiến những "bà đầm thép" như Thủ tướng Đức Merkel, Nữ hoàng Elizabeth II,... trở thành mối quan tâm hàng đầu của dư luận trong tâm điểm Brexit

1. Thủ tướng Đức Angela Merkel

Có thể nói Thủ tướng Đức Angela Merkel là người đàn bà cứng rắn nhất trong vụ việc Brexit. Trong khi những nhà lãnh đạo khác của EU kêu gọi hãy cho Anh một cơ hội nữa, thì bà Angela Merkel khẳng định Anh sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý lần 2.

Nhung
Trong khi mọi người đều cảm thông cho tình cảnh bế tắc của Anh lúc này thì Thủ tướng Đức lại sẵn sàng dội gáo nước lạnh vào Anh quốc yêu cầu nước này nhanh chóng kích hoạt điều 50 để rời khỏi EU.

Nhiều chuyên gia quan ngại về "tính mạng" của EU sau cuộc chia tay với Anh thì "người đàn bà thép" này mạnh mẽ tuyên bố EU đủ sức để vượt qua khủng hoảng này dễ dàng.

Nhung
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 28/6 nói rằng, bà nhận thấy không có cơ hội nào để người Anh đảo ngược quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu
Nhung
“EU đủ mạnh mẽ để sống còn sau khi Anh rút khỏi liên minh”, bà Merkel phát biểu trước Quốc hội Đức trước thềm cuộc họp thượng đỉnh EU bàn về Brexit ở thủ đô Brussels (Bỉ)

2. Nữ hoàng Anh Elizabeth II

Nữ hoàng 90 tuổi luôn luôn trung lập về chính trị trong suốt 63 năm lên giữ ngôi. Thậm chí bà còn không được phép bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu về việc Anh rời EU.

Nhung
The Sun của Anh có bài viết viết trích dẫn "một nguồn tin đáng tin cậy" cho biết Nữ hoàng Elizabeth II cho rằng, EU đang "tiến theo hướng sai lầm".

Tuy nhiên, gần đây có nhiều tin đồn về việc Nữ hoàng bày tỏ thái độ Anh rời EU. Vào tháng 3, tờ The Sun của Anh có bài viết viết trích dẫn "một nguồn tin đáng tin cậy" cho biết Nữ hoàng Elizabeth II cho rằng, EU đang "tiến theo hướng sai lầm".

Nhung
Trong suốt 63 năm lên nắm ngôi Nữ hoàng luôn giữ thái dộ reung lập về chính trị

Những người được nghe cuộc trao đổi này dấy lên những nghi ngờ gì về quan điểm của Nữ hoàng về việc Vương quốc này rời bỏ EU của Nữ hoàng.

Nghi ngờ này càng được dấy lên một cách mạnh mẽ hơn khi gần đây, trong một buổi ăn tối, trong lúc đưa ra những quan điểm về việc Anh rời EU, Nữ hoàng đã hỏi những người cùng dùng bữa của mình rằng: "Hãy cho tôi 3 lý do chính đáng để Anh ở lại EU".

Nhung
Nữ hoàng đã hỏi những người cùng dùng bữa của mình rằng: "Hãy cho tôi 3 lý do chính đáng để Anh ở lại EU".

Những người trực tiếp chứng kiên cuộc nói chuyện này dường như đều hiểu ra được thái độ của Nữ hoàng.

3. Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon

Nữ Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon có lẽ là một trong những người mạnh mẽ nhất ủng hộ Anh ở lại EU.

Nhung
Thủ hiến Scotland nhất quyết không rời EU, bà Nicola Sturgeon cho biết Scotland sẽ làm mọi điều có thể để ở lại EU.

Trong khi Anh buộc phải rời EU, nữ Thủ hiến Scotland nhất quyết không rời EU, bà Nicola Sturgeon cho biết Scotland sẽ làm mọi điều có thể để ở lại EU, và còn tuyên bố tách biệt Scotland ra khỏi Anh quốc.

Nhung
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết chính phủ Scotland sẽ ngay lập tức tham gia các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU)

Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết chính phủ Scotland sẽ ngay lập tức tham gia các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) để bảo vệ vị trí của Scotland trong liên minh này, đồng thời sẽ chuẩn bị các bước liên quan để tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về tách khỏi Vương quốc Anh, mặc dù trước đó bà đã hoãn thông báo về một cuộc trưng cầu ý dân này.

Nhung
Bà tuyên bố sẽ tách khỏi Anh để được ở lại EU

4. Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May

Bà Theresa May có lẽ là người đàn bà dũng cảm nhất trong gia đoạn Brexit này, trong khi các thủ lĩnh Brexit là ông Boris Johnson và ông Faragelần lượt "bỏ của chạy lấy người" thì bà lại can đảm đứng lên tranh cử để làm người dọn dẹp hậu họa Brexit, cho dù bà là người mạnh mẽ ủng hộ Anh ở lại EU.

Nhung
Trong bài phát biểu tranh cử Thủ tướng, bà Theresa May nhấn mạnh, bà có khả năng “thống nhất nước Anh” và chữa lành các vết thương do Brexit gây ra.

Bà May cho biết sẽ không vội kích hoạt Điều 50 nhằm xúc tiến các cuộc đàm phán để Anh rời EU mà trước mắt phải quyết định xong chiến lược đàm phán của Anh.

Nhung
“Nước Anh phải làm rõ rằng trong tương lai gần sẽ không có bất kỳ thay đổi nào trong mối quan hệ thương hại giữa Anh và EU hay các thị trường khác cho tới khi có một thỏa thuận pháp lý đạt được với EU” - bà Theresa May khẳng định.
Nhung

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với bà Theresa May nếu đắc cử vào vị trí Thủ tướng vẫn là vấn đề mà cả thế giới đang ngóng chờ là nước Anh sẽ được chèo lái theo hướng nào sau Brexit.

Khánh Ly

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI