Đặt tên con 'vớ vẩn': Coi chừng phải hầu tòa

29/01/2015 - 06:59

PNO - PN - Một tòa án ở Pháp mới đây đã ra phán quyết buộc cặp vợ chồng sống ở khu Valenciennes, miền Bắc nước này phải từ bỏ tên đã đăng ký cho con. Nhân viên hộ tịch phản ánh, tên khai sinh của đứa bé họ muốn đặt hồi tháng...

edf40wrjww2tblPage:Content

Phán quyết của tòa án cho rằng việc nhân viên hộ tịch từ chối chấp nhận tên của đứa trẻ này là đúng, vì như vậy có thể khiến em trở thành mục tiêu cho mọi người trêu chọc và nhạo báng. Bố mẹ bé gái cuối cùng đồng ý đổi tên con thành Ella.

 Dạt ten con 'vo van': Coi chung phai hau toa

“Nutella”, nhãn hiệu mứt nổi tiếng suýt trở thành tên một bé gái ở Pháp - Ảnh: Guardian

Đây không phải là lần đầu tiên các bậc phụ huynh ở Pháp gặp rắc rối xung quanh việc chọn tên cho con. Vài tuần trước, tòa án Pháp cũng yêu cầu bố mẹ một đứa trẻ không đặt tên con là Fraise (Dâu tây) nên họ đã đổi tên con gái thành Fraisine, một tên gọi phổ biến từ thế kỷ XIX. Thẩm phán cho rằng, có nhiều cụm từ đi kèm với cái tên Fraise có thể gây những tình huống khiến cô bé bối rối.

Năm 2013, một cậu bé ba tuổi tên là Jihad (Chiến binh) mặc áo thun có in câu “Tôi là quả bom đây” cùng ngày sinh 11/9 của cậu bé ở phía trước ngực áo. Hậu quả là mẹ của Jihad phải hầu tòa vì bị cáo buộc ủng hộ những kẻ khủng bố nên mới đặt tên con như thế. May mắn là người mẹ này không bị kết tội.

Hay một trường hợp khác ở New Zealand, bé gái được bố mẹ đặt tên “Talula Does the Hula From Hawaii”. Lớn lên, em rất xấu hổ với tên gọi kỳ lạ này. Mỗi khi ai hỏi, em chỉ dám nói mình tên K. Vụ việc được đưa ra tòa và bố mẹ em buộc phải đổi tên khác cho con. Thẩm phán cho rằng, sự vô tâm của phụ huynh chẳng khác nào hành vi bạo lực tinh thần, gây tổn thương, mặc cảm không đáng có cho con trẻ.

 Dạt ten con 'vo van': Coi chung phai hau toa

Ở nhiều quốc gia, tên phải được đặt theo đúng giới tính - Ảnh: BBC

Với tiêu chí đặt quyền lợi của trẻ em lên trên hết, nhiều quốc gia hiện đang có kế hoạch đưa vào các quy phạm pháp luật những nội dung trong việc đặt tên cho con. Cuối năm 2014, Quốc hội Nga bắt đầu soạn thảo điều luật chọn tên cho con. Mục đích là để ngăn những tên gọi có các chữ số, dấu câu, chữ viết tắt và những biểu tượng kỳ lạ. Một văn phòng hộ tịch ở Nga từng từ chối đăng ký tên “BOCH RVF 260 602” (được viết tắt từ cụm từ “Vật thể sinh học của nhân loại Voronin-Frolov, sinh ngày 26/6/2002”).

Chọn tên cho con tưởng chừng chỉ là chuyện trong gia đình, nhưng một số quốc gia đã có những quy định khá chặt chẽ, gắt gao như Iceland, Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản, New Zealand, Tây Ban Nha, Đan Mạch… Những nước này có những danh sách quy định đặt tên để các ông bố bà mẹ không vi phạm, bao gồm về văn phạm trong cách đặt tên, giới tính của tên, khả năng bị liên tưởng tiêu cực của tên. Không chỉ những tên nhạy cảm mới có thể khiến trẻ bị trêu chọc, mà việc đặt tên không tương xứng với giới tính cũng là vấn đề bị đem ra mổ xẻ.

Ở Iceland, bộ phận quản lý hộ tịch có hẳn danh sách 1.853 cái tên đặc trưng của nữ và 1.712 tên của nam để bố mẹ phải tránh, không được đặt cho con mình. Tại Đức, có những tên buộc phải tránh vì nó được đưa vào danh sách đặc biệt, như tên Osama Bin Laden, Berlin. New Zealand thì cấm đặt tên con bắt đầu bằng con số… Ở Mỹ và Anh, quy định được nới lỏng hơn nhiều vì người dân cho rằng đây là quyền tự do của họ, chỉ với mục đích có cái tên thật độc đáo, không trùng với bất cứ ai. Ngẫm chuyện đặt tên cho con ở trời Tây để thấy, việc tránh những phiền phức không đáng có từ cái tên là điều mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng nên cân nhắc để dành trọn sự quan tâm và yêu thương cho con.

THIÊN ANH

 (Theo Guardian, Zvezda, BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI