Có nên đặt áp lực 'Con gái yếu đuối, con trai mạnh mẽ' đối với trẻ?

25/09/2017 - 15:01

PNO - Hầu hết các giờ giáo dục giới tính đều bắt đầu ở trường trung học. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy, dù trẻ em sống ở đâu, những cuộc nói chuyện thực sự về các vấn đề giới tính cần bắt đầu sớm hơn.

Có thể trước đó chúng ta chưa được nghe nói rằng ngoài nhận diện sinh học, gia đình, bạn bè và xã hội có ảnh hưởng mạnh hơn đến cảm nhận giới tính của đứa trẻ, đặt lên vai đứa trẻ những kỳ vọng về giới cứng nhắc từ khi còn nhỏ tuổi.

Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu ngày càng tập trung vào sự không tương đồng về sức khỏe do các “chuẩn mực” về giới tính bắt buộc ở trẻ em.

Co nen dat ap luc 'Con gai yeu duoi, con trai manh me' doi voi tre?

Nghiên cứu được công bố hôm 20/9 trên tạp chí Sức khỏe Vị thành niên đã đóng góp một quan điểm mang tính toàn cầu về vấn đề này. Theo đó, dù trẻ ở Baltimore, Bắc Kinh hay New Delhi, bắt đầu tuổi vị thành niên sẽ kích hoạt một loạt kỳ vọng giới tính khắc nghiệt liên quan đến các nguy cơ ngày càng tăng về sức khỏe tinh thần và thể chất.

Các nhà nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg và Tổ chức Y tế thế giới đã phối hợp nghiên cứu về giai đoạn đầu vị thành niên trên quy mô toàn cầu để xác định các chủ đề phổ biến trong quá trình phát triển nhận dạng giới tính giữa các quốc gia và các mức thu nhập.

Co nen dat ap luc 'Con gai yeu duoi, con trai manh me' doi voi tre?

Kristin Mmari, phó giáo sư trường Y tế công cộng Johns Hopkins, chủ trì của nghiên cứu, cho biết: "Những rủi ro về sức khoẻ vị thành niên được định hình bởi những hành vi bắt nguồn từ vai trò giới tính có thể được thiết lập vững chắc ở trẻ em vào thời điểm các em 10-11 tuổi”.

“Vậy mà, chúng ta thấy hàng tỷ đô la được đầu tư vào các chương trình chăm sóc sức khỏe vị thành niên trên toàn thế giới sau khi các em đủ 15 tuổi, và do đó, có thể là quá muộn để tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa”, ông nhấn mạnh.

Đối với các bé gái, những rủi ro này có thể bao gồm nạn tảo hôn, mang thai ngoài ý muốn, bỏ học sớm, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và trở thành nạn nhân của bạo lực.

Các bé trai phải chịu nhiều nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện, tự sát và tuổi thọ ngắn hơn phụ nữ, đặc biệt nếu các em cố gắng thách thức các chuẩn mực nam tính.

Co nen dat ap luc 'Con gai yeu duoi, con trai manh me' doi voi tre?

Những phát hiện trên xuất hiện trong tạp chí dưới hình thức một loạt các bài báo dựa trên các cuộc phỏng vấn ở 15 quốc gia với 450 thiếu niên và cha mẹ hoặc người giám hộ của các em, tổng cộng gần 900 người.

Mặc dù kinh nghiệm được miêu tả khác nhau, nhưng chủ đề này nổi lên trên khắp hành tinh.

Con gái yếu đuối, con trai mạnh mẽ

Nghiên cứu gọi đây là huyền thoại “bá quyền”, khi nhận thức rằng phái nam là giới tính ngự trị, mạnh mẽ và độc lập, còn phái nữ mềm yếu cần được che chở.

Ý tưởng này bắt nguồn từ thời thơ ấu, được tăng cường khi các em đến trường, cũng như bởi các cha mẹ và truyền thông.

Co nen dat ap luc 'Con gai yeu duoi, con trai manh me' doi voi tre?

Các cuộc phỏng vấn với trẻ em và người giám hộ cho thấy rằng bước vào tuổi dậy thì các em bị áp lực phải phù hợp với bản tính và vai trò của giới.

Trong khi các bé trai, sau đó là người đàn ông, cho rằng họ có quyền tự do đi lại khi muốn theo đuổi học vấn và các cơ hội khác, thì các bé gái, các cô gái nhận thấy sự năng động và khả năng tiếp cận giáo dục của họ rất hạn chế.

Khi phái nữ bước vào tuổi vị thành niên, đức tính lặng lẽ và khiêm tốn được họ thấm nhuần như những giá trị được kỳ vọng. Hiện tượng này dẫn tới các nhận thức văn hoá phân thành nhiều tầng.

Đến tuổi dậy thì, quan trọng nhất là ngăn ngừa quan hệ tình dục

Nghiên cứu cho thấy tuổi dậy thì càng làm sâu sắc sự phân chia, đặc biệt khi nói về tình dục, nó biến con trai thành “kẻ săn mồi” và con gái thành những mục tiêu tiềm ẩn.

Các thông điệp như "không ngồi như thế", "không được mặc cái đó" và "bọn con trai sẽ phá hỏng tương lai của con” củng cố sự chia cắt giới tính và thúc đẩy sự phân biệt giới tính với mục đích gìn giữ trinh tiết của một cô gái.

Co nen dat ap luc 'Con gai yeu duoi, con trai manh me' doi voi tre?

Các nhà nghiên cứu cho biết tại Delhi (Ấn Độ), một khi cô gái đến tuổi dậy thì, "gia đình cô gái quan tâm đến việc bảo vệ trinh tiết của cô, ngăn ngừa cô ta bỏ trốn và lo mất mặt gia đình”. Các cô gái không được nhìn ngó hoặc nói chuyện với các chàng trai, "vì điều này có thể làm tăng nghi ngờ rằng họ bắt đầu những mối quan hệ lãng mạn”.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, mặc dù có những nỗ lực để “bình thường hóa” vấn đề kinh nguyệt và phát triển nhũ hoa, nhưng thái độ tiêu cực của xã hội cũng góp phần tạo thành nhận thức bản thân, xấu hổ về sự phát triển của cơ thể và thiếu sự giúp đỡ khi quyết định liên quan đến tình dục.

“Che giấu, và không đi ra ngoài”

Theo nhận thức của người lớn về tình trạng dễ bị tổn thương tính dục của các bé gái, những người trả lời nghiên cứu ở hầu hết các châu lục nói rằng khả năng di chuyển của trẻ em gái bị hạn chế hơn nhiều so với trẻ em trai.

Co nen dat ap luc 'Con gai yeu duoi, con trai manh me' doi voi tre?

Tại Ghent, Bỉ, người trả lời nói về cách các cô gái được chăm sóc trong việc lựa chọn quần áo hoặc nguy cơ bị xem như "quá dễ dãi" hoặc "giống gái mại dâm", làm cho họ trở thành nạn nhân tiềm tàng của bạo lực.

Một bé gái 11 tuổi ở Delhi thắc mắc: "Cha mẹ nói (con gái) không nên đi ra ngoài một mình, không được phép tự làm công việc gì đó. Tôi thực sự không hiểu tại sao các cô gái không được phép ra khỏi căn nhà của mình”.

Một thiếu nữ ở Nairobi, Kenya, nói rằng cô không thể đi ra ngoài vào ban đêm vì cô đã có ngực nảy nở.

Co nen dat ap luc 'Con gai yeu duoi, con trai manh me' doi voi tre?

Sự sợ hãi của phụ huynh đối với an toàn của nữ giới và tình trạng gia đình là một lý do phổ biến để hạn chế sự đi lại của các bé gái, đặc biệt ở Trung Đông và trong một số nhóm người nhập cư ở Tây Âu. Nhưng mối quan ngại đó dường như không đáng kể so với những hậu quả có thể xảy ra.

Nghiên cứu nêu ra mối liên hệ của hạn chế đi lại với sự hiểu biết và quyền hạn bị hạn chế, một vấn đề có thể làm sâu sắc những vấn đề liên quan đến sức khỏe như nhạy cảm hơn với bạo lực tình dục và kém tiếp cận đối với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Thanh Hải (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI