Chống “phân biệt giới tính” với đồ chơi

26/12/2013 - 14:15

PNO - PN - Mỗi lần đưa con gái đi sắm đồ chơi, Kerry Brennan lại có cảm giác bực bội. Các món đồ chơi mà Frances, con gái hai tuổi của Kerry yêu thích như về không gian, khủng long hay xe chữa cháy… đều dán nhãn dành cho bé trai. Sự khó chịu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Brennan đã thảo luận với các phụ huynh khác có chung sự thất vọng như mình trên trang web làm cha mẹ Mumsnet. Một chiến dịch nhằm thuyết phục các nhà bán lẻ thay đổi quan niệm này ra đời mang tên Hãy để đồ chơi là đồ chơi (Let Toys be Toys). Mới hơn một năm hoạt động, chiến dịch tự phát từ nhóm phụ huynh đã thành công ngoài sức tưởng tượng. 12 nhà bán lẻ hàng đầu - trong đó có Toys R Us, The Entertainer, Hobbycraft và Next - đồng ý xem xét lại cách phân loại đồ chơi và nhìn nhận việc phân loại dựa trên giới tính là lỗi thời và không thể chấp nhận

Các nhà bán lẻ đồ chơi chắc không ngờ vấn đề tưởng chừng rất nhỏ này đã gây nên một cơn bão lớn về mặt xã hội, làm dấy lên phong trào phản đối sự phân biệt giới tính trong đồ chơi trẻ em, điển hình là việc sắp xếp, dán nhãn phân loại đồ chơi trong các quầy kệ. Bước ngoặt của chiến dịch Hãy để đồ chơi là đồ chơi là thỏa thuận đạt được với nhà bán lẻ Toys R Us khi hãng này đồng ý ngưng trưng bày đồ chơi theo quan điểm giới và xây dựng bộ nguyên tắc về việc dán nhãn đồ chơi để bé gái và bé trai có thể chơi đồ chơi của nhau. Tin tức này đăng trên mạng ToysNews đã nhận được 7.000 lượt chia sẻ - con số “khủng” so với một bài viết thông thường. Ngay sau đó, các nhà bán lẻ khác như Tesco, Sainsbury, Boots, The Entertainer và TK Maxx cũng đồng ý thay đổi cách sắp xếp hàng hóa.

Chong “phan biet gioi tinh” voi do choi

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên thách thức việc dán nhãn theo kiểu phân biệt giới tính, mà phong trào này đã xuất hiện vài năm gần đây. Nhà bán lẻ Hamleys năm 2011 buộc phải thay đổi toàn bộ việc dán nhãn tại vương quốc đồ chơi của họ ở London, thay thế các ký hiệu hồng và xanh (phân biệt đồ chơi cho bé gái và bé trai) bằng các màu trung tính. Đồ chơi cũng được phân loại theo các mục như nghệ thuật, thủ công, trang điểm, búp bê chứ không có sự phân loại đặc biệt nào giữa hai giới.

Chẳng có gì sai nếu bọn trẻ chơi đồ chơi theo đúng giới của mình, nhưng việc sắp đặt một cách riêng rẽ và rành mạch cùng với việc dán nhãn theo giới lại gây phản cảm. Những người phản đối cho rằng, điều này hình thành trong ý thức bọn trẻ rằng các em đang sống dưới một hệ thống phân biệt về giới. Hình ảnh thường thấy khi bước vào một cửa hàng đồ chơi là các quầy kệ sắp đặt rất rõ với bé gái rặt một màu hồng và chỉ tập trung vào việc chăm sóc và làm đẹp; trong khi đồ chơi của bé trai hướng đến hành động và chiến tranh với ít cơ hội cho sự sáng tạo, nghệ thuật. Theo những người phản đối, phải thông qua đồ chơi để khuyến khích trẻ em phát triển toàn diện, không nên tách bạch như vậy.

Chong “phan biet gioi tinh” voi do choi

Đã có sự thay đổi, khi catalouge cho bé trai và bé gái cùng làm việc sấy tóc, chải đầu (ảnh: Daily Mail)

Cuộc chiến chống phân biệt giới trên kệ đồ chơi đã tác động đến các hãng sản xuất. Họ thay đổi trong thiết kế mẫu mã để có những bộ đồ chơi phù hợp với cả hai giới. Siêu thị Super - U ở Paris bày bán một loạt bộ đồ chơi như bộ dụng cụ cứu hỏa cho trẻ em gái và búp bê cho bé trai. Nhà bán lẻ La Grande giới thiệu bộ dụng cụ nhà bếp với màu sắc bé gái và trai đều chơi được. Các catalogue cũng thay đổi theo, thể hiện hình ảnh cả bé gái và bé trai nấu bếp cùng nhau hoặc cùng làm tóc, cưỡi ngựa chung. Một loạt nhà bán lẻ đồ chơi ở nhiều nước như Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Bỉ, Ma-rốc, Mỹ và giờ là Anh cũng đã thay đổi theo hướng này.

AN KHUÊ
(Theo Independent, ToysNews, Daily Star)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI