Chiêm ngưỡng bộ tem bảo vật quốc gia về thời Trần, Nguyễn và Phật giáo

23/07/2021 - 07:05

PNO - Bộ tem “Bảo vật Quốc gia Việt Nam" do Bộ TT-TT cùng Công ty Tem Việt Nam phối hợp thực hiện sẽ được phát hành vào ngày 31/7 tới.

Theo Công ty Tem Việt Nam, bảo vật quốc gia là những hiện vật đại diện cho các thời đại lịch sử, phần nào phản ánh diện mạo về đời sống, văn hóa trong từng thời kỳ của dân tộc, được Nhà nước bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt.

Bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 2): Đồ vàng nhằm tiếp tục tôn vinh, giới thiệu, khẳng định những giá trị văn hoá lịch sử
Bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 2): Đồ vàng" tiếp tục tôn vinh, giới thiệu, khẳng định những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc

Bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 2): Đồ vàng” nối tiếp tinh thần của bộ tem “Bảo vật Quốc gia Việt Nam (bộ 1): Đồ đồng” vào năm 2018, nhằm tiếp tục tôn vinh, giới thiệu, khẳng định những giá trị văn hóa lịch sử trường tồn với thời gian của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài 4.000 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ tem lần này gồm bốn mẫu tem: “Ấn Sắc mệnh chi bảo” (4.000 đồng), Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” (4.000 đồng), Hộp vàng “Ngọa Vân - Yên Tử” (6.000 đồng), Hộp đựng xá lỵ Tháp Nhạn (12.000 đồng).

Hình ảnh các bảo vật đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Quảng Ninh, Bảo tàng Nghệ An cung cấp và cho phép sử dụng trên Tem Bưu chính. Bộ tem được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 31/7/2021 đến ngày 30/6/2023.

Tính đến đầu năm 2021, có 9 đợt công nhận với 215 hiện vật, nhóm hiện vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Có tổng cộng 8 bảo vật quốc gia được giới thiệu trong cả hai bộ tem mà Bộ TT-TT và Công ty Tem Việt Nam phối hợp phát hành.

Trước 4 bảo vật lần này, năm 2018, có 4 bảo vật được giới thiệu là bộ khóa đai lưng bằng đồng (trưng bày ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Thạp đồng Hợp Minh (trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái), Kiếm ngắn Núi Nưa (trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa), Cây đèn đồng hình người quỳ (trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội).

Hình ảnh Bộ tem “Bảo vật quốc gia Việt Nam (bộ 2): Đồ vàng”

Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được làm bằng chất liệu gỗ, là ấn của vua Trần Thái Tông (1225-1258) dùng để ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ trong giai đoạn những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258). Ấn cao 11cm, cạnh 14 x 14 cm, dày mặt 2,5cm, nặng 8.300gr, được đúc bằng vàng 10 tuổi. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện trong khung diềm: “Sắc mệnh chi bảo”. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia.
Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được làm bằng chất liệu gỗ, là ấn của vua Trần Thái Tông (1225-1258) dùng để ban bố mệnh lệnh, sắc chỉ trong giai đoạn những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1258). Ấn cao 11cm, cạnh 14 x 14cm, dày mặt 2,5cm, nặng 8.300gr, được đúc bằng vàng 10 tuổi. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện trong khung diềm: “Sắc mệnh chi bảo”. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” là chiếc ấn có niên đại sớm nhất trong lịch sử tồn tại của vương triều Nguyễn, được đúc vào năm 1709, đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725). Ấn có hình vuông, kích thước như sau: cao 630cm; dài cạnh10,84cm; dày 1,10cm; trọng lượng 2.350gr. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa Vĩnh trấn chi bảo” (nghĩa là “Bảo của chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài”). Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Ấn vàng “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” là chiếc ấn có niên đại sớm nhất trong lịch sử tồn tại của vương triều Nguyễn, được đúc vào năm 1709, đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Ấn có hình vuông, kích thước như sau: cao 630cm; dài cạnh 10,84cm; dày 1,10cm; trọng lượng 2.350gr. Mặt ấn đúc nổi 4 chữ triện “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” (nghĩa là “Bảo của chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài”). Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Hộp vàng “Ngọa Vân - Yên Tử được làm bằng vàng, cao 4,20cm, nặng 56,44 gram, có niên đại vào thế kỷ XIV. Đây là hiện vật khẳng định giá trị của di tích am Ngọa Vân, thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm, đồng thời, phản ánh tư tưởng và đời sống văn hóa tâm linh ở trung tâm Phật giáo Trúc Lâm của tầng lớp quý tộc Hoàng gia. Hộp vàng Ngọa Vân cũng phản ánh trình độ kỹ thuật kim hoàn, trình độ thẩm mĩ, trí tuệ sáng tạo cao của các nghệ nhân thời Trần, góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật thời Trần từ góc độ mĩ thuật vàng bạc quý hiếm mà xưa nay rất hiếm gặp dưới các vương triều Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử được làm bằng vàng, cao 4,20cm, nặng 56,44 gram, có niên đại vào thế kỷ XIV. Đây là hiện vật khẳng định giá trị của di tích am Ngọa Vân, thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm, đồng thời, phản ánh tư tưởng và đời sống văn hóa tâm linh ở trung tâm Phật giáo Trúc Lâm của tầng lớp quý tộc hoàng gia. Hộp vàng Ngọa Vân cũng phản ánh trình độ mỹ thuật, kỹ thuật kim hoàn của các nghệ nhân thời Trần, góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật thời Trần từ góc độ mỹ thuật vàng bạc quý hiếm mà xưa nay rất hiếm gặp dưới các vương triều Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.
Hộp đồng đựng xá lị nặng 100 gram, dài 8cm, rộng 5cm, cao 5,5cm, được chia thành hai phần nắp và thân hộp, được chế tác tinh xảo với kỹ thuật cao. Hộp xá lị Tháp Nhạn thu được trong đợt khai quật di chỉ Tháp Nhạn ở xã Hồng Long, huyện Nam Đàn do Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh khai quật năm 1985 - 1986. Báo cáo khai quật ghi rõ: Có lẽ đây là lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam một dạng hộp như vậy. Hộp bằng vàng ròng được người thợ kim hoàn chế tạo từ phương pháp tán dập nguội, kiểu hộp này rất gần gũi với hộp đựng xá lị bằng sơn mài tìm thấy ở Miến Điện, có niên đại khoảng thế kỷ 8 - 9 sau Công nguyên”.
Hộp đồng đựng xá lị Tháp Nhạn nặng 100gram, dài 8cm, rộng 5cm, cao 5,5cm, được chia thành 2 phần nắp và thân hộp, được chế tác tinh xảo với kỹ thuật cao. Hộp xá lị Tháp Nhạn thu được trong đợt khai quật di chỉ Tháp Nhạn ở xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An do Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh khai quật năm 1985-1986. Báo cáo khai quật ghi rõ: "Có lẽ đây là lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam một dạng hộp như vậy. Hộp bằng vàng ròng được người thợ kim hoàn chế tạo từ phương pháp tán dập nguội, kiểu hộp này rất gần gũi với hộp đựng xá lị bằng sơn mài tìm thấy ở Miến Điện, có niên đại khoảng thế kỷ 8 - 9 sau Công nguyên”. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An. 

Cốc Vũ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI