Cách đoán bệnh qua sự thay đổi trên khuôn mặt cực chuẩn

16/11/2016 - 06:30

PNO - Bạn nên soi gương mỗi ngày để có thể nắm bắt, theo dõi được tình hình sức khỏe của bản thân và chẩn đoán bệnh dưới đây sẽ giúp bạn có thể có cách khắc phục được những dấu hiệu xấu đó được tốt hơn.

Cach doan benh qua su thay doi tren khuon mat cuc chuan

Đoán bệnh qua sự thay đổi trên khuôn mặt

Nếp nhăn quanh miệng

Những nếp nhăn quanh miệng của chị em phụ nữ cũng thường khiến mọi người rất lo lắng. Vì đây có thể nguyên nhân, hệ quả do bạn hút thuốc lá quá nhiều. Và muốn khắc phục được tình trạng này bạn nên bỏ hẳn thuốc lá, đồng thời sử dụng son dưỡng môi để hỗ trợ, cải thiện cho bạn.

Cach doan benh qua su thay doi tren khuon mat cuc chuan

Lở loét quanh miệng

Hiện tượng lở loét quanh miệng có thể là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin B. Chính vì thế bạn nên bổ sung ăn thật nhiều rau xanh và ngũ cốc, vì những thực phẩm đó chứa nhiều vitamin B. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bổ bổ sung vitamin B

Dấu hiệu khô môi

Khi bạn bị khô môi thì lúc đó cơ thể bạn đang có nguy cơ có thể bị thiếu nước, thiếu hụt vitamin B hoặc thiếu sắt. Chính vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra chắc chắn và uống thật nhiều nước để gia tăng độ ẩm cho da

Da cằm bị khô hoặc viêm

Những dấu hiệu này có thể cho thấy bạn đang gặp những vấn đề về hệ thống tiêu hóa, ruột hoặc táo bón. Bạn hãy dùng tay xoa nhẹ cằm theo hình vòng tròn hoặc làm động tác véo nhẹ dưới cằm để tình hình có thể được cải thiện

Có nhiều nếp nhăn trên trán

Đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Bạn hãy uống một cốc nước chanh ấm vào buổi sáng và làm việc này hằng ngày sẽ có tác dụng cải thiện được nếp nhăn trên trán của bạn.

Cach doan benh qua su thay doi tren khuon mat cuc chuan

Nếp nhăn sâu giữa hai mắt

Khi xuất hiện những biểu hiện nếp nhăn sâu giữa hai mắt thì bạn có thể đang gặp vấn đề về gan. Mà nguyên nhân có thể là do thể chất, môi trường, tình cảm hoặc cảm giác đau buồn… Tình trạng này dẫn đến ảnh hưởng tuyến thượng thận do quá tải dẫn đến kiệt sức. Muốn giảm được nếp nhăn này bạn hãy dùng tay mát xa nhẹ nhàng vùng da đó theo hình vòng tròn

Những biểu hiện nổi mụn trên trán

Những dấu hiệu này có thể là những triệu chứng bên trong cơ thể do có thể mắc phải các vấn đề về dạ dày, về gan. Chính vì thế bạn nên uống thật nhiều nước để có tác dụng khử độc tố trong cơ thể và nên bổ sung ăn thật nhiều rau vì nó tốt cho gan. Hạn chế các loại thực phẩm nước uống có chứa caffein.

Với những cách chẩn đoán bệnh từ những dấu hiệu của khuôn mặt trên đây phần nào đó cũng giúp bạn biết được những dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của cơ thể. Từ đó giúp bạn có cách phòng ngừa và cải thiện lại tình hình sức khỏe được tốt hơn.

Đoán bệnh qua sự thay đổi về màu da trên khuôn mặt

Khuôn mặt trắng bệch

Những người có khuôn mặt trắng bệch là do các mao mạch không được cung cấp đủ máu và kịp thời nên mới dẫn tới tình trạng này. Giới y học nhận định rằng, nhưng người có sắc mặt trắng thường có làn da trên cơ thể xanh xao và kém sức sống. Bộ máy hô hấp hoạt động không bình thường cũng là nguyên nhân khiến cho làn da của bạn có những biểu hiện như trên.

Cach doan benh qua su thay doi tren khuon mat cuc chuan

Nếu như không có những biểu hiện bệnh tình nguy cấp thì việc bổ sung bằng con đường dinh dưỡng là cách tốt nhất. Nguyên tắc là thiếu gì bổ sung nấy. Tuy nhiên, bạn nên chú ý ăn nhiều hơn các loại rau, củ quả, các loại đậu, cá, thịt gà.

Da mặt màu tối, có quầng thâm

Da mặt tối cảnh báo khí huyết thông cơ thể bạn không được lưu thông hoặc bạn đang mắc các bệnh về rối loạn động mạch. Chứng bệnh này được gây ra do sự thiếu hồng cầu trong máu, biểu hiện rõ nhất bên cạnh sắc mặt tối là bạn sẽ thấy miệng và cổ họng thường bị khô, tâm lý không ổn định.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sức khỏe của bạn chính là do những áp lực trong công việc, trong cuộc sống khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi hoặc yếu tố dinh dưỡng không cân đối. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, bạn sẽ bị ốm. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy máu của mình có màu sậm, tức là thiếu oxy, bạn cần phải chú ý tới việc tập luyện hơn để lấy lại cân bằng nhiệt độ cho cơ thể. Khi thân nhiệt cơ thể cân bằng trở lại, sắc mặt sẽ hồng hào hơn.

Với đàn ông, nếu một sáng thức giấc mà bạn thấy da mặt mình đột nhiên có màu tối và hai mắt có quầng thâm thì rất có thể thận của bạn đang gặp vấn đề. Hãy khắc phục bằng cách giảm bớt lượng muối và đường nạp vào cơ thể.

Người có sắc mặt đỏ

Đông y nhận định rằng, những người có sắc mặt đỏ là người có bệnh nóng trong. Máu được lưu thông với vận tốc nhanh thường gây ra hiện tượng da mặt bị đỏ. Sắc mặt có màu đỏ để lâu dài sẽ giống như làn da của em bé lúc mới sinh.

Trước hết, hãy loại bỏ độc tố trong cơ thể bằng cách sử dụng thảo dược và nói lời tạm biệt với các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu…Nếu bạn đã làm những điều trên mà da mặt vẫn không có dấu hiệu thay đổi, hãy tới gặp các bác sĩ chuyên khoa vì rất có thể bạn đã gặp phải vấn đề về bệnh tim mạch.

Mặt tím đen

Nói chung, sắc mặt tím đen là do thiếu oxy gây nên. Bất kể là do nguyên nhân nào gây nên như do tắc thở, do bị bệnh tim bẩm sinh, bị bệnh tim do nguyên nhân từ bệnh phổi gây nên, do tâm lực suy thoái… đều thất sắc mặt tím đen. Khi bị đau có tính chất co giật ở bộ phận dạ dày hoặc ruột, bị đau giun sán, bị đau quặn ở mật do bệnh ở đường mật gây nên, cũng có thể làm cho sắc mặt tím đen lại. Những người bị bệnh lao ở thời kỳ cuối, bị sưng phổi và khí quản, bị viêm nhánh khí quản mạn tính và bị viêm phổi rất nghiêm trọng, thì sắc mặt cũng thường xanh xám.

Cach doan benh qua su thay doi tren khuon mat cuc chuan

Trẻ con sốt cao, mặt cũng xuất hiện sắc tím đen thể hiện tương đối rõ ở giữa sống mũi và hai bên lông mày, đó cũng là triệu chứng báo trước sẽ bị trúng gió. Ngoài ra, khi nén chịu đau nặng ở một bộ phận nào đó trong người, sắc mặt cũng có thể thấp thoáng xuất hiện những nét xanh tái.

Mặt vàng

Cần phân biệt mặt vàng do bị bệnh gây nên với mặt vàng do ăn các thức ăn mà bị. Nếu ăn nhiều cà rốt quá, hoặc trẻ nhỏ cho ăn nhiều quít quá cũng sẽ sinh vàng ở hai bên cánh mũi, sau khi thôi không ăn nữa, sẽ dần dần hết. Nếu không phải vàng mặt do ăn nhiều các thứ gây vàng, thì khi mặt vàng như thế phần lớn thường thấy ở người mắc bệnh hoàng đản. Nếu ở củng mạc và toàn thân màu vàng cả thì phần lớn thấy ở những người bị các bệnh như viêm gan dạng hoàng đản, bị bệnh sỏi mật, bị viêm túi mật, bị ung thư túi mật và ung thư đầu tuỵ… Những người bị bệnh giun móc câu, do thường xuyên mất máu mạn tính lâu dài, làm cho sắc mặt vàng khô, thường vẫn gọi là “bệnh vàng bủng”.

Trịnh Tuyển (Lược dịch)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI