Vì sao số ca nhiễm Zika tại TP.HCM tăng vọt?

03/11/2016 - 14:57

PNO - Trong 10 ngày qua, TP.HCM phát hiện thêm 12 ca nhiễm vi-rút Zika, nâng tổng số ca nhiễm tại TP lên 17 ca. TP.HCM liên tục mưa lớn, khả năng muỗi mang vi-rút Zika sinh sôi mạnh, nguy cơ số người mắc Zika tăng nhanh.

Chiều 1/11, phóng viên Báo Phụ nữ trao đổi với PGS-TS-BS Phan Trọng Lân - Viện trưởng viện Pasteur TP.HCM và Ths-BS Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM xoay quanh vấn đề này

* Đến nay, Viện Pasteur đã xét nghiệm bao nhiêu lượt bệnh, thưa ông?

PGS-TS-BS Phan Trọng Lân: Hệ thống giám sát bệnh Zika ở khắp 20 tỉnh/thành phố đã nhận hơn 1.300 mẫu bệnh phẩm, tất cả đều được Viện thực hiện xét nghiệm hoàn toàn miễn phí. Các trường hợp nhiễm vi-rút Zika được phát hiện đều có triệu chứng điển hình của bệnh Zika bao gồm phát ban, sốt, đau cơ, xung huyết kết mạc. Trong số này, có ba trường hợp là phụ nữ mang thai ở tuần thứ tám, thứ 24 và tuần thứ 36.

Vi sao so ca nhiem Zika tai TP.HCM tang vot?
Muỗi truyền vi rus Zika

* Vì sao TP.HCM có số ca nhiễm Zika tăng vọt?

- Hiện nay, 73 nước và vùng lãnh thổ có ghi nhận Zika, đặc biệt thời gian gần đây, nhiều nước trong khu vực bùng phát dịch này. TP.HCM là trung tâm kinh tế, du lịch của cả nước, là đầu mối giao lưu đi lại, chiếm 40-60% khách quốc tế đến Việt Nam, cũng như khách các khu vực trong cả nước, nên vi-rút Zika dễ dàng xâm nhập và lây lan hơn trong cộng đồng. Chưa kể, TP.HCM đang vào mùa mưa, tốc độ đô thị hóa nhanh... nên tạo môi trường thuận lợi cho muỗi (lây truyền vi-rút Zika) sinh sôi mạnh.

Mặt khác, TP.HCM có hơn 30% số trường hợp khám chữa bệnh đến từ các tỉnh/thành phố khác. Trong 66 điểm giám sát tại 20 tỉnh thành phố khu vực phía Nam, TP.HCM có 45 điểm. Trong thời gian qua, tất cả các điểm giám sát đều đã thu tuyển ca bệnh gửi Viện. Riêng hệ thống giám sát Zika ở TP.HCM không chỉ phát hiện các trường hợp trên địa bàn TP mà còn phát hiệ n cả những trường hợp của các tỉnh (Bình Dương, Long An).

* Phải chăng việc phòng bệnh chưa hiệu quả?

- Ngay từ đầu năm, Viện đã dự báo bệnh SXH do vi-rút Dengue tăng trở lại sau nhiều năm yên lặng - đây cũng là loại muỗi mang vi-rút Zika. Viện đã chủ động, tích cực vào cuộc ngay từ đầu năm 2016 khi đề nghị Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng 20 tỉnh/thành trong khu vực tổ chức thiết lập hệ thống giám sát bệnh do vi-rút Zika dựa trên hệ thống giám sát trọng điểm của bệnh SXH.

Tất cả các bệnh đều được phát hiện sớm qua hệ thống giám sát, từ đó kịp thời giúp ngành y tế, chính quyền địa phương khoanh vùng, điều tra dịch tễ và tổ chức khống chế ổ dịch hiệu quả... Cơ bản phía Nam đang khống chế dịch SXH, Zika; song những thách thức phía trước vẫn còn khi miền Nam đang vào cao điểm mùa mưa, mùa của đỉnh dịch thứ hai hàng năm nên nếu cơ quan y tế địa phương chủ quan nguy cơ bùng phát SXH, Zika là hoàn toàn có thể xảy ra.

ThS-BS Nguyễn Trí Dũng: Một số báo đăng tin TP.HCM có 12 bệnh nhân nhiễm Zika là chưa chính xác. Thực ra đây là 12 bệnh nhân được phát hiện bởi các cơ sở y tế tại TP.HCM, có thể bệnh nhân ở các tỉnh khác đến. Sở Y tế sẽ trình UBND công bố các ca đã xác minh địa chỉ rõ ràng để công bố dịch cấp phường/xã. Sắp tới TP sẽ chủ động tiến hành các biện pháp xử lý dịch ngay khi có ca nghi ngờ, chứ không đợi đến khi có kết quả xét nghiệm.

Trung tâm cũng yêu cầu tất cả các cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp vệ sinh môi trường, phun hóa chất chủ động, vận động nhân dân cùng tham gia với ngành y bằng cách diệt muỗi, loăng quăng… Đồng thời thành lập sáu đoàn kiểm tra hoạt động phòng chống dịch bệnh Zika tại 24 quận/huyện.

Văn Thanh (thực hiện)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEalobacsivi /strCate=alobacsi

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocdongyvi /strCate=gocdongy
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsuckhoevi /strCate=suckhoe