Vì sao nhiều người trẻ tại Trung Quốc né tránh thói quen làm việc ‘996’

17/05/2019 - 09:37

PNO - nghiệp lớn hay công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc ủng hộ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người nhận ra mặt trái của trào lưu này.

Trung Quốc muốn cố gắng bắt kịp phương Tây, và thậm chí bức phá dẫn đầu trong một số lĩnh vực công nghệ. Những người sáng lập các công ty hàng đầu Trung Quốc và đội ngũ không thể lười biếng, vì có quá nhiều việc phải làm. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi thấy các doanh nhân Trung Quốc làm việc 10-10-7 hoặc 12 giờ mỗi ngày trong tuần.

Thế nhưng, có sự hoài nghi rằng quá nhiều thời gian làm việc sẽ phá hủy sự sáng tạo, và rằng nghỉ ngơi hay đi lang thang giúp mang lại kết quả tốt hơn. Chơi hết mình làm hết mình. Một cơ thể khỏe mạnh luôn có năng suất cao hơn.

Vi sao nhieu nguoi tre tai Trung Quoc ne tranh thoi quen lam viec ‘996’
Một nhân viên IT ở Bắc kinh bỏ giầy để chui vào buồng ngủ sau giờ ăn trưa tại Xiangshui Space, công ty chuyên cung cấp nơi nghỉ ngơi kiểu"con nhộng" giành cho các nhân viên mệt mỏi..

Trong hơn sáu năm, Qi Yaqian là một nhân viên đáng tự hào tại Trung Quốc. Cô nằm trong câu lạc bộ công nghệ 996, với lịch làm việc muộn và thậm chí kín cả cuối tuần tại Nuomi, một trang web giao dịch nhóm.

Nhưng khi văn phòng chi nhánh của Nuomi đóng cửa vào năm 2017, cô đã tìm kiếm một con đường sự nghiệp ít căng thẳng hơn. Hiện cô sống ở quê nhà Nội Mông, và cho khách du lịch thuê lều tròn “yurt”.

Qi không phải là người trẻ duy nhất tại Trung Quốc đặt câu hỏi về giá trị của thói quen làm việc nhiều giờ trong lĩnh vực công nghệ.

Phản ứng từ người lao động trẻ

Đối với một số công ty và nhân viên, phong cách làm việc “996” trở thành một huy hiệu danh dự, và các đối thủ nặng ký ở Thung lũng Silicon như Sequoia Capital, Mike Moritz nhấn mạnh đây là một lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc so với Mỹ.

Thế hệ doanh nhân Internet đầu tiên của Trung Quốc bao gồm Robin Li của Baidu, Jack Ma của Alibaba và Pony Ma của Tencent định hình hình ảnh “anh hùng doanh nhân” Trung Quốc. Bản thân Jack Ma là người đề xuất “996” giờ làm việc.

Vi sao nhieu nguoi tre tai Trung Quoc ne tranh thoi quen lam viec ‘996’
Người sáng lập tập đoàn Alibaba,Jack Ma từng lên tiếng ủng hộ văn hóa làm việc "996".

Nhưng vào tháng 4/2019, một nhóm lập trình viên đã phát động cuộc biểu tình trực tuyến chống lại “996”. Họ công bố danh sách đông đảo các công ty yêu cầu nhân viên làm thêm giờ trong thời gian dài, bao gồm các tên tuổi công nghệ lớn như Baidu Inc, Tencent Holdings Ltd và ứng dụng dịch vụ giao hàng Ele.me.

Cuộc biểu tình dẫn đến cuộc tranh luận công khai về giờ làm việc trong ngành công nghệ Trung Quốc, và thúc đẩy phản ứng từ ít nhất 10 ông trùm công nghệ Trung Quốc, bao gồm cả Jack Ma, người ban đầu bảo vệ thói quen “996”.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết “996” đã vi phạm luật lao động của đất nước, trong đó bắt buộc một tuần làm việc trung bình là 44 giờ.

Baidu, doanh nghiệp mua phần lớn cổ phần Nuomi vào năm 2013, cho biết công ty đã “cung cấp không gian tốt nhất để nhân viên phát triển”, cũng như khẳng định đây “là nền tảng tốt nhất cho sự phát triển và thành công”.

Thế nhưng theo trang web săn việc làm Maimai, lĩnh vực công nghệ là ngành duy nhất trong số 13 ngành công nghiệp được khảo sát thấy nhiều người rời đi hơn là gia nhập từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019.

Nhân viên từ bỏ

Những người trong ngành nói rằng các cuộc biểu tình một phần được thúc đẩy bởi sự chậm lại trong lĩnh vực công nghệ, điều này khiến ​​các nhà đầu tư mạo hiểm thận trọng, IPO công nghệ Trung Quốc hoạt động kém và các công ty bắt đầu sa thải nhân viên.

Kèm theo đó, thay đổi về tư duy theo hướng cân bằng cuộc sống - công việc, đặc biệt là giữa thế hệ 9x, 2x, cũng có thể đóng vai trò không nhỏ.

Vi sao nhieu nguoi tre tai Trung Quoc ne tranh thoi quen lam viec ‘996’
Những chàng trai trẻ làm việc trên laptop tại quán cà phê thuộc khu công nghệ Zhongguancun, Bắc Kinh.

Amber Yu, 28 tuổi, dành một năm làm việc tại công ty game NetEase Inc có trụ sở tại Hàng Châu. Cô làm việc cả đêm và cuối tuần để khắc phục những sự cố nhỏ nhất. Amber quyết định nghỉ việc vào năm 2018 sau khi thấy người quản lý của mình luôn làm quá giờ, mặc dù bản thân anh mắc bệnh tiểu đường và có hai con.

Amber nói: “Tôi nghĩ, tôi không muốn sống như anh ấy cho đến hết đời”. Cô bỏ việc để chuyển sang thiết kế và bán đồ trang sức.

Trào lưu “996” có chấm dứt ?

Mặc cho làn sóng phản ứng dữ dội, các giám đốc điều hành vẫn nghi ngờ về việc trào lưu “996” sẽ chết.

Luật sư của hãng Loeb & Loeb, Ben Qiu, chuyên về giao dịch đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc cho biết rằng một mặt, các nhân viên công nghệ có thể phải đối mặt với sự đàn áp từ chính quyền nếu họ tiếp tục phản đối. Mặt khác, các công ty có thể nhượng bộ bằng cách tăng lương và cung cấp thêm lợi ích.

Vi sao nhieu nguoi tre tai Trung Quoc ne tranh thoi quen lam viec ‘996’
Người nhân viên đứng thư giãn bên ngoài văn phòng của một công ty bán hàng online tại Bắc Kinh vào tối muộn.

Dù vậy, các nhà phê bình theo thực tiễn khác lập luận rằng văn hóa “996” không mang lại kết quả tốt cho tương lai của ngành công nghệ, đặc biệt là nếu Trung Quốc muốn vượt qua các đối thủ cạnh tranh, như Mỹ.

Sun Fang, giám đốc điều hành công ty phần mềm XMind nói: “Nếu những gì bạn cần từ nhân viên là sự sáng tạo chứ không phải sức lực, bạn cần cho nhân viên về nhà, xem phim, đi hẹn hò, dạo một cửa hàng sách, đi du lịch, nghỉ ngơi, nuôi con”.

Một số người đã rời khỏi ngành, như Qi, tin rằng họ đã có những bước đi đúng đắn khi đứng ngoài theo dõi cuộc tranh luận “996” đang diễn ra. Qi Yaqian nhận xét: “Ngành công nghiệp internet không còn tốt như cách đây vài năm”.

Tấn Vĩ (Theo Reuters, Forbes)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI