Ra mắt nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

01/05/2024 - 18:18

PNO - "Con đường văn sĩ" – nhật ký được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết trong giai đoạn 1938 - 1945 – vừa được nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử và kịch bản sân khấu có tầm vóc: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Sống mãi với thủ đô… Độc giả nhiều thế hệ còn biết đến ông qua các tác phẩm: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, An Tư công chúa…

Con đường văn sĩ là những trang nhật ký được nhà văn ghi chép từ năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945. Tác phẩm ra đời đúng dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (6/5/1912-6/5/2024).

Tác phẩm vừa có buổi ra mắt tại Hà Nội. Ảnh: nhà xuất bản Kim Đồng
Tác phẩm vừa có buổi ra mắt tại Hà Nội - Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng

Sách gồm 3 phần, chia theo các mốc thời gian: từ 1938 - 1939 (với các nội dung: đời công chức, mộng văn chương, truyền bá chữ quốc ngữ...); từ 1940 - 1943 (hoạt động ở Hải Phòng, Hướng đạo và Tri tân...) và phần cuối từ 1944 - 1945 viết về các tác phẩm Vũ Như Tô, An Tư…

Bố cục sách cũng chính là “con đường văn sĩ” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Những ghi chép từ khi ông còn là một chàng trai bị “con ma văn chương ám ảnh” cho đến lúc ông có tác phẩm đầu tay Đêm hội Long Trì và các tác phẩm đặc sắc sau đó.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Ảnh tư liệu
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Ảnh tư liệu

Con đường văn sĩ cũng cho người đọc hiểu hơn về cuộc đời riêng cùng hành trình tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động yêu nước của nhà văn, gắn với phong trào Truyền bá quốc ngữ đến Hướng đạo rồi Văn hóa cứu quốc.

Trong trang nhật ký ghi ngày 24/11/1938, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết: “Tôi đang chép nhật ký và suy xét mình, và tìm lấy một quan niệm về nhân sinh”. Ông xem việc viết nhật ký như viết văn. Những trang viết ngắn gọn nhưng sống động, chân thực và giàu cảm xúc. Ghi chép của ông không chỉ có giá trị văn chương mà còn là những trang tư liệu quý về đời sống xã hội lúc bấy giờ.

Nguyễn Huy Tưởng (1912 -1960), trước Cách mạng tháng Tám, ông tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc. Tháng 8/1945, ông được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Sau 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 1996. Ông còn là một trong những người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Hương Giang

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEnhanvattacphamvi /strCate=nhanvattacpham

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvandevi /strCate=vande

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsangtacvi /strCate=sangtac

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATErubikvanhoavi /strCate=rubikvanhoa
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvanhoavi /strCate=vanhoa