Nhìn cách Hàn Quốc bảo tồn nghệ thuật Pansori, nghĩ đến bài chòi…

14/01/2015 - 12:43

PNO - PN - Ngày 13/1, tại Quy Nhơn đã diễn ra hội thảo quốc tế “Nghệ thuật bài chòi dân gian Việt Nam và những hình thức nghệ thuật tương đồng trên thế giới”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhin cach Han Quoc bao ton nghe thuat Pansori, nghi den bai choi…

Pansori của Hàn Quốc

Trong các loại hình nghệ thuật được giới thiệu, Pansori của Hàn Quốc được xem là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, có nhiều nét tương đồng nhất với bài chòi của Trung bộ (Việt Nam). Pansori là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng số 5 của Hàn Quốc được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đại diện cho nhân loại. Trong khi bài chòi dân gian Việt Nam chỉ còn đất sống trong ngày lễ, Tết ở các tỉnh miền Trung.

“Pansori xuất hiện từ thời vương triều Vua Sukijong của triều đại Joseon. Người hát Pansori phần lớn là những người trong gánh hát lưu động, phát triển bài hát kết hợp với những thể loại thông tục, hài hước, thành tố múa rồi gây cười cho tầng lớp bình dân - khán giả chính”. TS Seong Yong Park - trợ lý tổng giám đốc của Văn phòng Dự án chiến lược ICHCAP, cho biết.

Cũng theo TS Seong Yong Park, bảo tồn Pansori phải làm cho cộng đồng quan tâm tới Pansori. Ở Hàn Quốc, nền tảng nghệ thuật Pansori đang yếu dần bởi việc đô thị hóa, công nghệ hóa. Pansori nguyên tác bằng chữ Hán gây trở ngại ngôn ngữ, sự suy giảm về khả năng ca hát, thiếu vắng nhà phê bình... gây trở ngại cho việc trao truyền và phát triển.

Nhin cach Han Quoc bao ton nghe thuat Pansori, nghi den bai choi…

Bài chòi của Việt Nam

Bảo tồn Pansori là chấp nhận Pansori trong sự thay đổi văn hóa hiện đại. Nếu giữ nguyên thủy dòng nhạc lê thê, cốt truyện khó hiểu trong bối cảnh nông thôn thời Joseon thì sẽ khó theo kịp biến đổi xã hội hiện đại. Phong cách truyền thống Pansori phát triển theo hướng lựa chọn những đoạn hát mạnh mẽ dễ dàng tiếp cận công chúng, hoặc mở rộng, cải biên những phần đặc biệt của bài hát...

Hàn Quốc đã nỗ lực phát triển mạng lưới thông tin và nâng cao nhận thức của công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ; tổ chức các chương trình giáo dục, đào tạo Pansori tới cộng đồng, các nhóm, cá nhân; quản lý và xây dựng khả năng để bảo vệ DSVHPVT, bao gồm cả nghiên cứu; tổ chức các hội thảo cho các nhà chuyên môn, nghệ nhân và cả công chúng yêu thích Pansori; thông tin tới công chúng về giá trị DSVHPVT; cộng đồng tham gia trong quá trình đề cử các di sản...

“Bảo vệ DSVHPVT thành công khi cộng đồng liên quan đến di sản coi nó là một phần của họ” - TS Seong Yong Park, nhận định.

Hãy đừng nói chuyện nghệ thuật chúng ta vươn ra chiếm lĩnh thế giới như phim ảnh, thời trang Hàn Quốc, từ cách người ta bảo tồn nghệ thuật truyền thống, ngẫm lại bài chòi ở ta mà… buồn. Hết hội thảo đến diễn đàn, chờ đến Tết nghe vài ba bữa, hạ màn, hết. Bảo tồn văn hóa mà làm cho có, hô khẩu hiệu, lập hồ sơ công nhận di sản, thì đó là dấu hiệu của sự lụn bại.

THU DỊU

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI