Ngăn chặn từ xa nguồn rác thải ra biển

26/11/2020 - 18:55

PNO - Đầu tháng 11/2020, khi Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phối hợp với chính quyền tỉnh Long An thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, nhiều người vô cùng ngạc nhiên, bởi Long An là tỉnh không có biển.

 

Sông mang rác ra biển, rác tấp ngược vào bờ

Đã qua nhiều ngày sau khi cơn bão số 13 đổ bộ, bờ biển TP. Đà Nẵng vẫn tiếp tục bị rác thải từ biển tấp vào. Là địa phương nằm dọc biển, TP. Đà Nẵng luôn đối mặt với vấn nạn rác thải từ đại dương.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, sở phải phối hợp cùng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố cùng nhiều đơn vị khác huy động hàng ngàn lượt người tổng vệ sinh, thu gom rác thải ở các bãi biển. Theo Công ty cổ phần Môi trường đô thị TP. Đà Nẵng, tính từ ngày 19/11 đến nay, lực lượng chức năng đã thu gom và vận chuyển gần 5.000 tấn rác từ biển tấp vào. 

Ông Nguyễn Đức Vũ - Giám đốc Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng - cho biết thêm: “Sau mỗi đợt mưa bão, rất nhiều rác thải từ thượng nguồn các sông đổ ra biển, sau đó từ biển tấp ngược vào. Có rất nhiều loại rác như cây cối, đồ nhựa. Hiện, các tuyến đường ven biển như Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa (thuộc các quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) đã được dọn dẹp xong. Trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành (men theo vịnh Đà Nẵng, thuộc quận Thanh Khê và Liên Chiểu), lượng rác từ biển tấp vào khá lớn. Chỉ riêng cây xanh, chúng tôi đã thu gom hơn 12.000m3 và vẫn còn khoảng 8.000m3 đang thu gom, vận chuyển”.

Tại tỉnh Phú Yên, cuối tháng 10/2020, WWF phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, UBND huyện Tuy An và câu lạc bộ Phú Yên Xanh tổ chức thu dọn nhiều tấn rác ở biển Hòn Yến, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An.

Xã An Hòa Hải với biển, đảo Hòn Yến có tính đa dạng sinh học cao và là thắng cảnh tự nhiên vô cùng độc đáo với những rạn san hô tuyệt đẹp, nhưng xả rác đang là một vấn nạn nhức nhối. Tổng lượng rác thải phát sinh ở xã khoảng 7,7kg/người/ngày, chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các hộ dân, từ hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh đó, còn có một lượng lớn rác thải đủ loại do sóng biển tấp theo các cơn bão.
 

Nhiều người ký tên vào chương trình làm sạch biển Hòn Yến
Nhiều người ký tên vào chương trình làm sạch biển Hòn Yến

Bà Lê Đào An Xuân - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên - thông tin: “Phú Yên đã chủ động triển khai công tác bảo vệ môi trường, phát động phong trào xóa điểm nóng rác thải, góp phần giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp cho bãi biển của tỉnh Phú Yên, góp phần tác động đến ý thức của người dân và lan tỏa ra các địa bàn khác”.

Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy - Giám đốc chương trình giảm rác nhựa của WWF Việt Nam - nói thêm: “WWF Việt Nam nhận thấy, cần triển khai ngay chương trình tổng vệ sinh ở biển Hòn Yến để nâng cao ý thức, hướng tới thay đổi phương thức, hành vi về quản lý rác thải sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ giá trị cảnh quan, giá trị sinh thái khu vực Hòn Yến và bảo vệ sức khỏe của chính người dân”.

Ngăn chặn rác thải từ xa

Tại tỉnh Long An, từ ngày 5/11 trở đi, toàn bộ các hộ dân, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở phường 3, TP. Tân An sẽ thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn. Theo

Đại diện WWF Việt Nam cho biết, sau khi được dọn dẹp sạch sẽ, khu vực suối rác tại bãi biển Hòn Yến đã được trồng cây xanh và bàn giao lại cho khu dân cư tự quản lý, chăm sóc. Bên cạnh việc xử lý rác thải và nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, chương trình “Sạch biển Hòn Yến - Đẹp mãi Phú Yên” còn hướng đến việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý môi trường, hình thành các mô hình quản lý rác thải theo phương thức tự quản của cộng đồng.

đó, rác được phân thành ba loại: rác hữu cơ, rác tái chế, rác thải còn lại và được thu gom theo ngày riêng, được mang đi xử lý riêng biệt. Rác hữu cơ sẽ được sản xuất thành phân bón hữu cơ, rác tái chế sẽ được tái chế và rác còn lại được tiêu hủy. 

Chương trình phân loại rác tại nguồn này do WWF phối hợp với UBND tỉnh Long An thực hiện nhằm giải quyết tình trạng quá tải của các bãi rác trong tỉnh, tận dụng nguồn tài nguyên rác, đồng thời góp phần ngăn chặn rác - đặc biệt là rác thải nhựa - thất thoát ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch và đại dương. 

Trước khi thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn cho toàn phường 3, WWF đã phối hợp với chính quyền địa phương thí điểm ở khu phố Bình Đông 2 với khoảng 430 hộ dân từ ngày 1/8-30/9/2020. Sau hai tháng thực hiện, mô hình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: hơn 95% hộ tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn, trong đó 86% hộ thực hiện tốt.

WWF kỳ vọng rằng, với sự quyết tâm của chính quyền địa phương và sự cam kết tham gia của gần 4.800 hộ gia đình, mô hình thí điểm tại phường 3 sẽ đạt được thành công như mong muốn: sản xuất được phân bón hữu cơ có chất lượng cao; thu gom tối đa lượng rác thải tái chế và tái sử dụng; giảm tối đa khối lượng rác chôn lấp hoặc đốt.
 

Chi phí xử lý rác sẽ giảm đáng kể khi rác được phân loại tại nguồn
Chi phí xử lý rác sẽ giảm đáng kể khi rác được phân loại tại nguồn

Ông Phạm Văn Cảnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An - nói: “Rác thải và tình trạng quá tải của các bãi rác là một vấn đề khiến chúng tôi luôn phải trăn trở tìm hướng giải quyết. Sự thành công của mô hình thí điểm ở khu phố Bình Đông 2 đã mang lại niềm tin và sự quyết tâm để chúng tôi mở rộng mô hình ra toàn phường 3 và cả thành phố Tân An trong tương lai”.

Đại diện WWF Việt Nam cho biết, có hơn 80% rác nhựa trong đại dương bắt nguồn từ đất liền, trong đó chủ yếu từ các đô thị. Tân An là một thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, hạ nguồn của dòng Mê Kông - một trong mười con sông gây ô nhiễm nhất thế giới, mang rác nhựa theo dòng chảy của mình ra đại dương. Việc thu gom rác thải không triệt để cùng với việc lạm dụng đồ nhựa dùng một lần không chỉ gây gánh nặng cho hệ thống thu gom, xử lý rác thải mà còn thất thoát ra môi trường, khiến các con sông, ao hồ, đất đai và không khí ngày càng trở nên ô nhiễm. 

Bà Trịnh Thị Long - Quản lý dự án Giảm thiểu rác thải đại dương thông qua cải thiện quản lý rác trên kênh, sông khu vực đồng bằng sông Cửu Long của WWF Việt Nam - chia sẻ: “Phân loại rác tại nguồn không phải là một công việc quá khó và rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện được. Việt Nam chưa thực hiện được là do nhiều nguyên nhân, như ý thức và thói quen của người dân chưa được hình thành và cơ chế quản lý rác thải chưa đồng bộ. Thành công ở khu phố Bình Đông 2 trong hai tháng vừa qua đã cho thấy công việc này hoàn toàn khả thi, được người dân ủng hộ. Tôi tin rằng, với ý thức ngày càng cao của người dân và sự quyết tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền, vấn đề xử lý rác thải sẽ dần được giải quyết và trong tương lai rất gần, rác sẽ là một nguồn tài nguyên được tận dụng tối đa tại Việt Nam”. 
 

Phân loại rác tại nguồn ở TP.Tân An - một địa phương không có biển - để góp phần ngăn chặn rác thải ra biển
Phân loại rác tại nguồn ở TP.Tân An - một địa phương không có biển - để góp phần ngăn chặn rác thải ra biển

Bà Helene Paust - Bí thư thứ nhất, Phó trưởng phòng Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam - nói: “Chúng tôi rất hồi hộp khi dự án bắt đầu triển khai bởi

Phân loại rác tại nguồn là một trong những hoạt động của dự án “Giảm thiểu rác thải đại dương thông qua cải thiện quản lý rác trên kênh, sông khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do WWF Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức và Công ty Kaldewei và Straniak (Đức). 

mô hình phân loại rác tại nguồn đã từng thất bại trong một số dự án tương tự. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng khi dự án mới này thu được những kết quả tích cực. Khi chúng ta cho người dân thấy rằng, chính họ là những người có thể giải quyết được vấn đề của môi trường nơi mình sống, họ sẽ có động lực lớn hơn và niềm tin vào những gì mình đang thực hiện. Có lẽ đây chính là bí quyết thành công của hoạt động này”. 

WWF Việt Nam triển khai chương trình “Sạch biển Hòn Yến - Đẹp mãi Phú Yên” thông qua dự án “Đô thị giảm nhựa” (Plastic Smart Cities) và dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” nhằm mục tiêu giảm thiểu 30% rác thải nhựa thất thoát ra môi trường sau hai năm triển khai và tiến đến không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.

 

TPHCM đồng loạt tuyên truyền về ngăn rác thải đại dương

Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM vừa ban hành văn bản Tuyên truyền kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn TPHCM đến năm 2030, đề nghị các cơ quan báo, đài của TPHCM xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về quản lý rác thải nhựa đại dương, nội dung tuyên truyền đề cập đến tác hại của rác thải nhựa dùng một lần, túi ni-lông khó phân hủy, qua đó nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa một lần, túi ni-lông khó phân hủy. Thời gian thực hiện từ tháng 11/2020 đến năm 2030. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào cuối năm 2019.

Thu gom rác thải ở biển Phú Yên
Thu gom rác thải ở biển Phú Yên

Nói không với túi ni-lông ở Côn Đảo

UBND huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Côn Đảo cùng WWF Việt Nam vừa chính thức khởi động đề án “Côn Đảo - Nói không với túi ni-lông - Hướng đến mục tiêu không rác thải nhựa” nhằm giảm thiểu sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần tại huyện đảo này.

Đề án nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của tiểu thương, người dân và du khách về tác hại của việc sử dụng nhựa dùng một lần - đặc biệt là túi ni-lông - với kỳ vọng thay đổi thói quen sử dụng của người dân, hướng tới giảm thiểu, nói không với túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần tại huyện Côn Đảo. 

Chuỗi hoạt động của đề án bao gồm gắn hệ thống bảng tuyên truyền tại chợ Côn Đảo với thông điệp “Tôi chọn giảm túi ni-lông để Côn Đảo mãi là thiên đường”; ký gửi giỏ xách cho bà con khi đi chợ cũng sẽ được triển khai nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi ni-lông (người dân và khách du lịch nếu không có hoặc quên mang theo túi đựng cá nhân thì tới quầy ký gửi để được cấp giỏ xách đựng đồ thay cho túi ni-lông). 

Đề án “Côn Đảo - Nói không với túi ni-lông - Hướng đến mục tiêu không rác thải nhựa” dự kiến được triển khai từ quý IV/2020. Côn Đảo là quần đảo lớn của Việt Nam, cách TP. Vũng Tàu 97 hải lý, từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975.

Ngày nay, nơi đây là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo, một trong hai vườn quốc gia tại Việt Nam có cả các phần trên cạn và dưới biển. Biển Côn Đảo có thảm cỏ biển rộng khoảng 600ha, các rặng san hô với diện tích 1.000ha, là nơi sinh sống của đồi mồi, rùa xanh, cá heo và dugong - một loài cực kỳ quý hiếm của Việt Nam và thế giới.

Ngoài ra, Côn Đảo còn có các bãi để rùa biển làm tổ. Do nằm giữa biển, lượng khách du lịch tăng nhanh nên các bãi rác ở huyện Côn Đảo bị quá tải. Hiện rác ở huyện này tồn đọng khoảng 70.000 tấn. 

Bài: Đình Dũng - Nguyễn Lê - Ảnh: WWF Việt Nam cung cấp

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI