Nga 'tái mặt' vì bị LHQ chính thức cảnh cáo cho 'ra rìa'

30/10/2016 - 06:48

PNO - Lần đầu tiên từ năm 2006, Nga không còn là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) sau khi mất vị trí này vào tay Croatia.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 28/10 đã bỏ phiếu bầu chọn 14 thành viên bổ sung, qua đó, Nga đã không còn chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Nga, quốc gia đang bị cáo buộc về các hoạt động quân sự ở Syria, chỉ nhận được 112 phiếu ủng hộ và mất ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Kết quả bỏ phiếu còn cho thấy Nga xếp sau Hungary, nước giành được 144 phiếu ủng hộ và Croatia giành được 114 phiếu ủng hộ. 

Hàng chục nhóm nhân quyền đã kêu gọi các nước xoá bỏ tư cách thành viên của Nga. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nêu rõ không ám chỉ Nga: “Chúng tôi tin rằng các thành viên Liên hợp quốc nên tìm kiếm những quốc gia có hồ sơ nhân quyền mạnh làm thành viên của Hội đồng”. 

Nga 'tai mat' vi bi LHQ chinh thuc canh cao cho 'ra ria'
Nga 'tái mặt' vì bị LHQ chính thức cảnh cáo cho 'ra rìa'

Trả lời báo giới sau thất bại, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho biết: “Chúng tôi cần nghỉ ngơi. Croatia và Hungary đã may mắn hơn, họ không gặp phải những sóng gió trong ngoại giao. Trong khi Nga vẫn luôn gặp phải. Chúng tôi đã có nhiều năm làm thành viên. Tôi tin chắc lần tới tư cách thành viên của chúng tôi sẽ được khôi phục”.

Trước cuộc bỏ phiếu, nhiều tổ chức nhân quyền đã lên tiếng cho rằng Nga không xứng đáng với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khi các hoạt động quân sự của nước này tại Syria đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

Rất hiếm có trường hợp thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thất bại trong những cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc. Mỹ cũng đã từng bị như Nga khi mất tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào năm 2001.

Trong khi Nga bị thất bại, Ả-Rập Saudi vẫn tiếp tục được chọn làm một trong những đại diện của châu Á có mặt trong UNHRC cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Iraq với 152/193 phiếu đồng ý. Quốc gia này đã bị chỉ trích bởi hàng loạt tổ chức nhân quyền trên thế giới về việc ném bom chống phiến quân nhưng lại làm chết hàng nghìn dân thường tại Yemen. Ả-Rập Saudi cũng xử tử 157 người vào năm 2015, con số cao nhất trong 2 thập kỉ qua và đang trong đà vượt qua kỉ lục trong năm nay.  

Ngoài Ả Rập Saudi, Mỹ, Anh, Iraq, Ai Cập, Brazil, Rwanda, Cuba, Nam Phi, Nhật Bản, Trung Quốc, Tunisia đều giành được ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI