Myanmar: Nhà sư, y tá và hàng chục ngàn người xuống đường phản đối chính quyền

08/02/2021 - 13:34

PNO - Thủ đô Yangon của Myanmar tràn ngập người biểu tình chống lại chính phủ quân sự. Cuộc xuống đường âm ỉ từ cách đây một tuần và trở nên rầm rộ vào sáng nay. Người biểu tình yêu cầu chính quyền trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi

Hãng thông tấn AP cho hay thủ đô Yangon của Myanmar đang bùng lên một đợt sóng biểu tình phản đối chính phủ quân sự mới. Người dân đã xuống đường từ cách đây một tuần khi phe quân sự thực hiện cuộc đảo chính, và ngọn lửa phản đối đã được thổi bùng lên một cách mạnh mẽ vào hồi sáng nay, 8/2.

Rất đông những người biểu tình tụ tập tại một giao lộ chính ở trung tâm thành phố Yangon, họ giơ ba ngón tay và hô vang khẩu hiệu: “Bác bỏ cuộc đảo chính quân sự” và “Công lý cho Myanmar”. Bắt đầu với vài trăm người, đám đông đã vượt quá một ngàn người vào giữa buổi sáng và những chiếc xe chạy qua bấm còi inh ỏi như một biểu hiện đoàn kết của những đám đông.

Một nữ tu sĩ Phật giáo chào bằng ba ngón tay khi những người biểu tình tụ tập bên ngoài Trung tâm Hledan ở Yangon, Myanmar vào Thứ Hai, ngày 8 tháng 2 năm 2021. (Ảnh AP)
Một nữ nhà sư chào bằng ba ngón tay khi những người biểu tình tụ tập bên ngoài Trung tâm Hledan ở Yangon, Myanmar vào ngày 8/2/2021. (Ảnh AP)

Một số nhóm nhỏ hơn đã rời khỏi cuộc biểu tình chính và hướng đến chùa Sule, một điểm tập hợp trong quá khứ cho các cuộc biểu tình lớn chống lại các chính quyền cầm quyền trước đó. Hành động này diễn ra sau một cuộc biểu tình vào hôm qua với sự tham gia của hàng chục ngàn người để yêu cầu thả nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và các nhân vật hàng đầu khác từ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà.

Các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng là một lời nhắc nhở sắc bén về cuộc đấu tranh lâu dài và đẫm máu cho dân chủ ở một quốc gia mà quân đội trực tiếp cai trị trong hơn 5 thập kỷ trước khi nới lỏng sự kìm kẹp vào năm 2012.

Người biểu tình dương cao những biểu ngữ đòi chính quyền quân sự phải trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. (Ảnh AP)
Người biểu tình dương cao những biểu ngữ đòi chính quyền quân sự phải trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. (Ảnh AP)

Chính phủ của bà Suu Kyi, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2015 và bà là người đầu tiên trong nhiều thập kỷ trở thành lãnh đạo xuất phát từ thường dân. Chính phủ do quân đội từng cầm quyền sau đó đã soạn thảo nhiều văn bản hiến pháp để hạn chế quyền lực của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân.

Trong những năm Myanmar bị cô lập dưới sự cai trị của quân đội, chùa Sule có mái vòm vàng là điểm tập hợp cho các cuộc biểu tình chính trị kêu gọi dân chủ, đáng chú ý nhất là trong cuộc nổi dậy lớn năm 1988 và một lần nữa trong cuộc nổi dậy năm 2007 do các nhà sư Phật giáo lãnh đạo.

Nhân viên y tế liên tục xuống đường, đình công để phản đối chính quyền
Nhân viên y tế liên tục xuống đường, đình công để phản đối chính quyền

Quân đội đã sử dụng vũ lực thậm chí các biện pháp cứng rắn như làm chết người cũng được thực thi nhầm để chấm dứt cả hai cuộc nổi dậy đó, người ta ước tính đã có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn người thiệt mạng vào năm 1988.

Trong khi cảnh sát chống bạo động theo dõi sát sao các cuộc biểu tình đung nhen nhóm vào tuần trước thì quân đội đã vắng mặt và các báo cáo cho thấy đã không có cuộc đụng độ nào diễn ra giữa những người biểu tình và phe chính phủ đảo chánh.

Không những tỏ ra sợ hãi mà đám đông biểu tình ngày càng đông hơn và táo bạo hơn trong những ngày gần đây. (Ảnh AP)
Không những không tỏ ra sợ hãi mà đám đông biểu tình ngày càng đông hơn và táo bạo hơn trong những ngày gần đây. (Ảnh AP)

Dù Inernet gần như đã bị cắt đứt hoàn toàn ở Myanmar nhưng người ta vẫn thấy được một số đoạn video được đăng trực tuyến vào hôm qua. Các đoạn clip này được cho là phát đi từ thị trấn Myawaddy ở biên giới phía đông của Miến Điện với Thái Lan, nó cho thấy cảnh sát bắn vào không trung trong một nỗ lực rất rõ ràng chỉ để giải tán đám đông. 

Không có dấu hiệu hoảng sợ từ phía người biểu tình cũng như và không có báo cáo về các cuộc đụng độ gây thương tích cho cả hai bên. Về phía người biểu tình, họ không những tỏ ra sợ hãi mà đám đông biểu tình ngày càng đông hơn và quyết liệt hơn trong những ngày gần đây.

Một cuộc phong tỏa liên tục trong những ngày gần đây là một lời nhắc nhở rõ ràng về tiến trình độc lập mà Myanmar đang có nguy cơ đánh mất. Trong nhiều thập kỷ cai trị của quân đội Myanmar, đất nước này bị cô lập với quốc tế và sự giao tiếp với thế giới bên ngoài được chính quyền quân sự kiểm soát chặt chẽ.

Các báo cáo cho thấy đã không có cuộc đụng độ nào diễn ra giữa những người biểu tình và phe chính phủ đảo chánh. (Ảnh AP)
Các báo cáo cho thấy đã không có cuộc đụng độ nào diễn ra giữa những người biểu tình và phe chính phủ đảo chánh. (Ảnh AP)

Quân đội đã cáo buộc chính phủ của bà Suu Kyi có những biểu hiện gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái khi đảng này chiếm đa số ghế bầu ở quốc hội.

Phe quân sự đã công bố huỷ bỏ kết quả bầu cử mặc dù ủy ban bầu cử cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh cho các tuyên bố nói trên.

Lệ Chi (theo AP, Reuters)

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI